Gần nửa số hộ dân xã Trừ Văn Thố (huyện Bến Cát) nhà nhà treo ảnh và lập
bàn thờ Bác Hồ. Họ thường xuyên tuyên truyền cho nhau những câu chuyện xúc động
về Bác với niềm yêu thương, kính phục. Những ngày đầu tháng 5, người dân nơi
đây lại càng háo hức bàn chuyện cùng nhau cúng giỗ vị cha già dân tộc, cùng tưởng
nhớ công ơn của Bác Hồ. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương của Bác đã thật
sự đi sâu vào từng gia đình ở đây.Về quê anh hùng, nghe kể chuyện về Bác Xếp vài trái quýt còn tươi xanh,
nguyên cuống lá, cho vào một cái đĩa gọn gàng, anh Phạm Tiến Dũng, ngụ ấp 1, xã
Trừ Văn Thố nhẹ nhàng dâng lên bàn thờ Bác. Sau đó, anh đốt 3 nén hương thơm
thành kính mời Bác về thưởng thức những quả ngọt được vun bón từ vùng đất bom
cày đạn xới trong 2 cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại. Anh Dũng từ tốn thuật lại
cho chúng tôi nghe về hành trình của một cựu chiến binh chấp nhận rời làng quê
ruột thịt Ninh Bình để vào Sông Bé lập nghiệp. Anh Dũng chỉ cho chúng tôi về
phía chái bếp, nơi vẫn còn nhiều dấu tích của ngôi nhà tranh vách đất mà anh tạo
dựng đầu tiên khi đặt chân đến Trừ Văn Thố vào đầu năm 1995; sau đó hướng dẫn
người viết tham quan một vòng căn biệt thự xinh xắn nằm khuất trong một khu vườn
cao su rộng, mát.
Anh Thọ đang thắp hương lên bàn thờ có pho tượng Bác ở vị trí trang trọng “Tất cả nhà cửa tôi có được ngày
nay cũng là nhờ học tập ở Bác đấy mấy chú ạ”. Như không đợi cho khách có thời
gian thắc mắc, anh Dũng liền giải thích: “Tôi vốn xuất thân là bộ đội cụ Hồ, từng
là lính Sư đoàn 377, quân chủng Phòng không Không quân nên với tôi hình ảnh Bác
Hồ rất quan trọng trong trái tim, ngay từ khi mình còn chưa bước vào quân ngũ”.
Nhấp ngụm trà thơm lừng, anh Dũng kể cho chúng tôi những mẩu chuyện về Bác mà
anh được nghe từ lúc còn bé cho đến khi trưởng thành, trở thành anh lính canh
giữ bầu trời Tổ quốc. Qua cách thuật lại cùng lối nhấn nhá, diễn tả giọng Bác,
chúng tôi biết anh rất ấn tượng những câu chuyện khi Bác đi thăm thiếu nhi, nói
chuyện với bộ đội, cái ăn cái mặc trong thời kỳ gian khó. Nhất là chuyện ông Cần,
ông Kiệm anh luôn nằm lòng để làm điều răn cho con, cho cháu trong cuộc sống.
Dù được nghe ông Hoàng Chí Bảo, Cố vấn Hội đồng lý luận Trung ương kể chuyện
ông Cần, ông Kiệm đôi lần, nhưng chúng tôi vẫn thích nghe lại chất giọng bộ đội
ngọt ngào của anh: “Tôi ấn tượng nhất chuyện Bác Hồ đặt tên là Cần, Kiệm, Liêm,
Chính… cho một số cán bộ được mời giúp việc cho Bác”. Anh Dũng nói tiếp, từ câu
chuyện đó, tôi càng ý thức được rằng dù đi bất kỳ nơi đâu, làm bất cứ công việc
gì, nếu mình không cần cù, không tiết kiệm thì rất khó mong đổi đời cho chính
mình, đừng nói gì đến giúp đỡ người khác. Cũng nhờ học theo Bác, nhờ 2 chữ “cần
- kiệm” mà gia đình tôi từ chỗ ở nhà tranh vách đất, tiến lên nhà ngói và bây giờ
là nhà đúc kiên cố như thế này đấy!”. Cơ ngơi khá tốt, thu nhập từ 2 ha cao su
lại ổn định, nhưng đáng mừng hơn vẫn là 2 đứa con trai anh Dũng đều đã tốt nghiệp
đại học, có việc làm ổn định. Khác với anh Dũng, anh Phan Đình
Thọ, một người con đến từ chính quê hương Bác, lại có cách tưởng nhớ Bác rất
đúng chất xứ Nghệ. Anh Thọ cười sảng khoái, ánh mắt của người vừa bước qua 35
năm tuổi Đảng chợt long lanh khi “khoe” với chúng tôi: “Lúc nhỏ, tôi được bố
cõng trên vai ra đường đón Bác. Đó là lần thứ hai Bác về thăm quê hương Nghệ
An. Bác để lại những câu chuyện mà đến giờ những người con Nam Đàn như chúng
tôi vẫn cố tìm ra cách hiểu, nhưng vẫn chưa thỏa”.Câu chuyện gói trà Bác tặng và “đèn nhà ai nấy rạng” Anh kể: “Tôi nhớ như in chuyện
khi Bác về đến quê, Bác hỏi Đảng ủy xã Kim Liên và bà con trong xã, “con trâu
làng bên còn hay không”? Thế rồi Bác khoát tay ra hiệu dừng, khi đại diện Đảng ủy
xã và một người dân định đại diện đứng lên trả lời câu hỏi của Bác. Đến một lò
rèn, Bác hỏi “ông thợ rèn năm xưa còn sống hay đã chết”? Cán bộ xã còn lúng
túng, định cử người trả lời câu hỏi của Bác thì Bác cũng khoát tay ra dấu không
cần lời giải đáp. Ngay cả câu hỏi về tình hình quê nhà: “Nghe nói làng Sen bây
giờ đèn nhà ai nấy rạng phải không?”, Bác cũng khoát tay không cho trả lời. Đến 10 giờ trưa, Bác mang gói
trà lớn từ Hà Nội về biếu làng Sen. Bác hỏi Đảng ủy xã: Gói trà này làm thế nào
cả làng cùng được uống? Một cán bộ đảng viên đứng lên trả lời, “nấu lên rồi mời
cả làng lại uống cùng”. Bác bảo “không phải làm như vậy. Phải chia cho mỗi đoàn
thể một ít - thanh niên một ít, phụ nữ một ít, bô lão một ít rồi cùng nhau ngồi
lại bàn chuyện đoàn kết đừng để đèn nhà ai nấy rạng. Đoàn kết mới cùng thưởng
thức được trà Bác tặng, đoàn kết mới vươn lên, đoàn kết mới có thể thắng được
giặc, đoàn kết mới có thể xây dựng đất nước thành công…”. Câu chuyện về gói trà Bác tặng
và “đèn nhà ai nấy rạng” đã theo anh Thọ trong suốt những năm anh đi bộ đội, trở
về quê làm cán bộ ở huyện và sau đó đi cùng bước chân anh vào Nam lập nghiệp ở
vùng đất lửa. Nơi vùng đất mới, trong vai trò của một người hàng xóm giỏi làm
kinh tế gia đình, hay một cựu chiến binh xã Trừ Văn Thố, anh Thọ lúc nào cũng
nhớ đến câu chuyện “đèn nhà ai nấy rạng”. Vì thế, anh rất được bà con lối xóm
và các đồng chí quý mến vì sự nhiệt tình, gương mẫu trong các cuộc vận động, sẵn
sàng giúp nhau làm kinh tế để cùng vươn lên thoát nghèo. Câu chuyện về Bác và những đức
tính giản dị sáng ngời của Người vừa dứt, anh Dũng, Phó Bí thư ấp 1 cho biết:
Gia đình anh Thọ không chỉ có bàn thờ và ảnh Bác mà anh ấy còn thỉnh hẳn một
pho tượng chân dung Bác bằng đá xanh màu ngọc bích từ quê hương Nam Đàn, nơi mộ
của mẹ Bác là bà Hoàng Thị Loan để về nhà mình thờ phụng. Anh Thọ cho biết: Vào
đêm tối, nhất là khi cúp điện, tượng Bác sáng lung linh cả một góc gian nhà thờ,
cứ như là có thắp nến! Anh Thọ học theo Bác không chỉ từ
bài học về sức mạnh của sự đoàn kết, sống chan hòa với nhau, mà gia đình anh
còn làm theo Bác trong cả những việc trồng người, trồng cây. Vườn nhà anh Thọ xinh
xắn với nào hoa, kiểng, chim thú và nhất là 2 loại cây chủ lực là ươm mầm cao
su giống và cây chè thương phẩm trên đất Bến Cát. Bà xã của anh Thọ tự hào kể
cho chúng tôi nghe về 7 người con (trai, gái, dâu, rể) đều đã nỗ lực để tốt
nghiệp đại học. Đứa con trai của anh chị đang là Phó Bí thư Huyện đoàn, đang bước
tiếp lối đi của ông, cha để lại… Rời gia đình anh Thọ, chúng tôi
tìm đường rẽ sâu vào lô cao su, ghé vào nhà một người dân để xem việc treo ảnh
và lập bàn thờ Bác như thế nào. Định chở đứa con trai út đi công việc, nghe
chúng tôi đề cập đến việc “xin tham quan cách thức bài trí bàn thờ Bác trong
nhà”, chị Lương Thị Bích sốt sắng mời chúng tôi vào căn phòng rộng và đẹp nhất
của ngôi nhà cấp 4 vừa mới xây. Vừa bước vào phòng khách, chúng tôi đã ấn tượng
khi thấy gia chủ bố trí ảnh Bác (khổ 30x45cm) tả cảnh Người giản dị ngồi phê
duyệt văn thư ở Phủ Chủ tịch nước, treo ở vị trí cao và trang trọng nhất trong
gian thờ. Nơi góc phải, ngay trên lối đi vào các phòng khác và nhà sau, là một
bàn thờ bằng gỗ khá xinh xắn cùng ảnh Bác trang trọng, uy nghi, nhưng gần gũi với
nụ cười ấm áp. Chị Bích cho biết: “Nhà tôi lập bàn thờ Bác nay đã được 2 năm.
Bàn thờ Bác phải đặt ở vị trí trang trọng nhất, dễ nhìn thấy nhất để ngày nào
khi đi qua, chúng tôi cũng nhớ về Bác và công lao to lớn của Người đối với đất
nước”. Biết chị bận việc, chúng tôi xin phép ra về. Lúc quay ra gần đến đầu
hàng rào, chúng tôi không khỏi ngẩn ngơ khi phát hiện một cái hồ tự tạo, trồng
sen hồng đang bắt đầu xòe búp, ngát hương cho đời. Quả thật, không chỉ trong
khung cảnh này mà hình ảnh Bác như hiện diện nơi nhà nhà ở vùng đất lửa năm
nào!HÒA NHÂN – CHÍ THANH