Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1780/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân (CN) ở các khu công nghiệp (KCN) đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Theo đề án đến năm 2015 có 70% công nhân và người sử dụng lao động ở các KCN được phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17-11-2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2011. Luật gồm VI chương, 51 điều, quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng (NTD); trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh (TC-CNKD) hàng hóa, dịch vụ đối với NTD; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia BVQLNTD; giải quyết tranh chấp giữa NTD và TC-CNKD hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý Nhà nước về BVQLNTD.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 84/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-11-2011; bãi bỏ Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22-9-2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá; bãi bỏ các Điều 6, 7, 8 và 9 của Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22-9-2008 quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2011/NĐ-CP, về việc quy định chế độ, chính sách đối với gia đình, thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gồm: bố mẹ đẻ; bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-11-2011 và thay thế Nghị định số 106/2007/NĐ-CP ngày 22-6-2007 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
Ngày 29-9, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2011/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ. Theo đó, nghị định quy định chế độ, chính sách đối với gia đình, thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ. Quyền lợi của gia đình, thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được áp dụng bao gồm: Học sinh là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ được miễn học phí khi học ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14–5-2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015; gia đình và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất, trong các trường hợp sau đây:
Bắt đầu từ ngày 3-10-2011, quy trình tiếp công dân được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2011/TT-TTCP, do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành. Theo quy định của Thông tư 07, việc tiếp nhận khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước. Theo đó, thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước là người trực tiếp xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận việc giải quyết tố cáo, quyết định xử lý tố cáo và trả lời cho công dân biết theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
NGHỊ ĐỊNH
Nghị định
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 83/2011/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động viễn thông, bao gồm đầu tư, kinh doanh viễn thông; viễn thông công ích; quản lý viễn thông; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2011.
Thứ nhất, công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.