Phát triển tri thức và công nghệ: Nền tảng của sản xuất hiện đại

Cập nhật: 12-05-2017 | 08:19:58

 Việc phát triển sản phẩm bắt đầu bằng việc phát triển tri thức và công nghệ, trong đó những dự án thuộc lĩnh vực công nghệ đều hướng đến tăng cường và thu hút nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ… Đây là một trong những mục tiêu của Chương trình chiến lược đột phá của tỉnh Bình Dương đến năm 2021 và là trọng điểm của dự án “Thành phố thông minh Bình Dương”.

Với việc khuyến khích nghiên cứu phát triển và sự liên kết giữa các trường đại học sẽ góp phần tạo ra những sản phẩm có tri thức và hàm lượng KHCN cao. Trong ảnh: Sinh viên trường Đại học Việt - Đức giới thiệu cơ chế hoạt động của robot tự động cho các chuyên gia trong và ngoài nước Ảnh: HOÀNG PHẠM

Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển

Theo đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học, hiện nay nền tảng tri thức của tỉnh Bình Dương còn khiêm tốn. Để xảy dựng nền tảng nghiên cứu vững chắc trong các lĩnh vực chuyên môn phù hợp, Bình Dương cần huy động sự đầu tư mạnh mẽ từ chính quyền, các trường đại học, doanh nghiệp (DN), các nguồn lực trong tỉnh, ngoài tỉnh, nguồn lực từ quốc tế vàcả sự hỗ trợ về mặt chính sách từ Nhà nước.

Ông Peter Portheine, Giám đốc phát triển Tập đoàn Brainport (Hà Lan), cho biết các định hướng phát triển và xây dựng của đềán “Thành phốthông minh Bình Dương” giai đoạn 2016-2021 sẽ hướng tới 4 lĩnh vực: Con người, công nghệ, cộng đồng DN và cơ sở hạ tầng. Để đề án nhanh chóng đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả cao, các chuyên gia Hà Lan đã đề xuất mô hình hợp tác “ba nhà” (nhà nước - trường/viện - nhà DN). Theo đó, trường đại học tạo ra các ý tưởng mới; DN là chủ sở hữu của các sản phẩm công nghệ mới; chính quyền hỗtrợkinh phíthực hiện các ý tưởng và khởi nghiệp. Chính vìvậy, đề án cần có sự hỗ trợ và phối hợp tích cực của các trường đại học trên địa bàn tỉnh.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Thủ Dầu Một, cho hay trên cơ sở đề án xây dựng thành phốthông minh, trường đã tiến hành thành lập các viện nghiên cứu (Viện nghiên cứu Đông Nam bộ học, Viện nghiên cứu phát triển và Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm) tương ứng với hạng mục nghiên cứu vềĐông Nam bộ, thành phốthông minh, nông thôn - đô thị. Những kết quả thu được từcác viện này sẽlà các sản phẩm có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao, từđó nhà trường góp sức cùng tỉnh nhà hiện thực hóa kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, hướng tới xây dựng một thành phố Bình Dương hiện đại.

Hiện Bình Dương cũng đang khuyến khích việc chuyển giao tri thức và đổi mới sáng tạo mở. Theo đó, các ban ngành, cơ quan nghiên cứu và DN trên địa bàn tỉnh sẽhợp tác với các đơn vịnghiên cứu, phát triển tri thức tại Việt Nam vàcác nước trên thế giới có nền khoa học - công nghệ (KHCN) tiên tiến để tăng cường nền tảng tri thức cho đơn vịmình. Ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Sở KHCN, cho biết đểnâng cao vai tròKHCN trong phát triển kinh tế- xã hội, sở sẽđẩy mạnh phát triển hoạt động nghiên cứu - triển khai các đềtài KHCN trên địa bàn tỉnh, phấn đấu trong giai đoạn 2016-2020 tăng hàm lượng công nghệ đối với những sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của tỉnh lên trên 20%. Sở cũng đẩy mạnh tốc độ đổi mới công nghệ trong các ngành, các lĩnh vực kinh tếchủ yếu trong tỉnh…

Khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo

Cùng với các chương trình đổi mới công nghệ, thu hút đầu tư vào KHCN, Bình Dương cũng đang chú trọng hoạt động đổi mới sáng tạo, xây dựng và phát triển khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây được coi là một trong những chiến lược trong việc xây dựng thành phốthông minh của tỉnh, với mục tiêu chính là xây dựng mô hình liên kết “ba nhà” đểchuyển đổi sang nền kinh tếsản xuất kỹ thuật tiên tiến.

Thông qua Chương trình chiến lược đột phá của tỉnh Bình Dương đến năm 2021, trong giai đoạn đầu tỉnh sẽtập trung thiết lập, hỗtrợthiết lập không gian sáng tạo với kếhoạch hành động Trung tâm doanh nhân và sáng kiến (EIC); cùng với đó triển khai thực hiện các hoạt động, dịch vụ hỗtrợthực hiện các chương trình, khóa đào tạo, huấn luyện khởi nghiệp; hỗtrợ, tài trợvốn cho các dựán khởi nghiệp và hỗtrợkinh phícho các hoạt động và các cơ sở vườn ươm tạo công nghệ, DN KHCN…

“Qua hoạt động EIC sẽtạo không gian sẵn có, điều kiện vềmặt bằng, cơ sở vật chất, hạtầng thông tin đểthúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo trong xã hội, trước mắt là tập trung vào cộng đồng sinh viên của các trường đại học trên địa bàn tỉnh. Mô hình này đang được thử nghiệm tại trường Đại học Quốc tếMiền Đông với sựhợp tác của các Công ty BOSH, PHILIPS”, ông Cường cho biết thêm.

“Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Industry 4.0) sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về phân bố nguồn lực sản xuất, cơ hội việc làm, cách thức sản xuất và tiêu dùng nhờ vào sự phát triển của công nghệ thực tế ảo, công nghệ người máy và trí tuệ nhân tạo. Việt Nam không nằm ngoài tác động của làn sóng mới này. Sự phát triển của công nghệ cũng cho phép tạo ra các sản phẩm, dịch vụ với đầu tư ban đầu có thể không lớn nhưng lợi nhuận thu về cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN khởi nghiệp sáng tạo hình thành.

Sắp tới, Việt Nam sẽ tập trung thực hiện các chương trình KHCN quốc gia, đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ cao, sản phẩm quốc gia. Các DN phải là nơi ứng dụng nhiều nhất KHCN nhằm tăng sức cạnh tranh trong nước và quốc tế. Bộ KHCN sẽ tham mưu cho Chính phủ các chính sách hỗ trợ DN và những cá nhân tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này”.

(Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KHCN)

 

 KHÁNH ĐĂNG

 

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=513
Quay lên trên