Quyết tâm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Cập nhật: 15-08-2013 | 00:00:00
UBND tỉnh vừa thông qua Đề án
“Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Bình Dương”. Phân
tích và đánh giá về PCI của Bình Dương năm 2012, từ khi Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) triển khai xây dựng PCI (năm 2005), Bình Dương luôn
là tỉnh được xếp hạng cao trong 3 năm 2005, 2006, 2007. Trong 2 năm 2008, 2009,
Bình Dương xếp hạng 2; năm 2010, Bình Dương xếp hạng 5; năm 2011, Bình Dương xếp
hạng 10; năm 2012, Bình Dương xếp hạng 19. Năm 2012, có 2/9 lĩnh vực tăng bậc
được ghi nhận là: chi phí không chính thức và tính năng động, tiên phong của
lãnh đạo tỉnh; có 1/9 lĩnh vực bằng năm 2011 là tính minh bạch. Có 6/9 lĩnh vực
giảm bậc, trong đó có những lĩnh vực giảm khá mạnh như thiết chế pháp lý (giảm
35 bậc), hỗ trợ doanh nghiệp (giảm 32 bậc), tiếp cận và ổn định trong sử dụng đất
(giảm 15 bậc), thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước (giảm 12 bậc), chi
phí gia nhập thị trường (giảm 7 bậc), đào tạo lao động (giảm 3 bậc). Để nâng cao PCI trong thời gian tới,
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung đã ký thông qua đề án “Nâng cao chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Bình Dương”. Trong đó, nhấn mạnh đến những
lưu ý của VCCI và một số giải pháp tập trung thực hiện nhằm cải thiện chỉ số
PCI. Trong giải pháp cải cách nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế
giáp lý nêu rõ: Cần bồi dưỡng cán bộ công chức nâng cao trình độ chuyên môn và
kỹ thuật liên quan đến pháp luật, kêu gọi nhân tài, cần có thêm chỉ tiêu và
ngành nghề liên quan đến pháp luật và hành chính; đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả; khuyến khích mở
các văn phòng luật sư và tăng cường dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Ban chỉ đạo thực hiện đề án sẽ
chú trọng phát triển và đa dạng hóa các lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp;
nâng cao khả năng tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; giảm thiểu
chi phí thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước; thực hiện các biện pháp
giảm thiểu chi phí gia nhập thị trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
đào tạo lao động; phát huy những tiến bộ trong các lĩnh vực: tính minh bạch và
tiếp cận thông tin; chi phí không chính thức và tính năng động, tiên phong của
lãnh đạo tỉnh. Để thực hiện tốt đề án này, Ban chỉ đạo đề án có trách nhiệm đôn
đốc triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo lãnh đạo tỉnh giải quyết những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai; tăng cường thông tin, tuyên truyền
để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với các thông tin; đồng thời, nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công chức trong việc
triển khai thực hiện đề án. HỒ ÚT