Sự cần thiết ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường
Cập nhật: 07-03-2012 | 00:00:00
Thực
trạng ô nhiễm môi trường hiện nay: Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế,
quá trình công nghiệp hóa và phát triển đô thị tăng nhanh đã tác động xấu đến
môi trường sinh thái như sự gia tăng phát thải nước thải công nghiệp, nước thải
sinh hoạt; gia tăng số lượng chất thải rắn trong sinh hoạt và trong công
nghiệp; gia tăng phát thải các chất gây ô nhiễm không khí từ các quy trình sản
xuất công nghiệp và giao thông vận tải; ô nhiễm ngày càng gia tăng cả trên mặt
đất, trong lòng đất, sông hồ và trong không khí. -
Ô nhiễm nguồn nước: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm ngày
càng gia tăng và trở nên báo động, nước thải sinh hoạt thành phố, đô thị, các
khu công nghiệp xả trực tiếp vào kênh, mương, sông, hồ dẫn đến tình trạng ô
nhiễm nghiêm trọng môi trường nước ở nhiều nơi, nhất là các tỉnh, thành phố
lớn. -
Ô nhiễm không khí: Diễn ra ở các khu đô thị, đặc biệt ở các nút giao thông, các
khu công trường xây dựng và những nơi sản xuất công nghiệp; ô nhiễm không khí
tại các làng nghề cũng đang ngày càng trầm trọng. Tại nhiều nút giao thông lớn,
mật độ bụi có lúc cao hơn mức cho phép tới 5 lần và có xu hướng gia tăng. Ở một
số khu vực gần các khu công nghiệp, nồng độ khí độc hại đôi khi vượt quá hạn
mức cho phép. -
Ô nhiễm môi trường đất, thoái hóa đất: Thoái hóa đất đang diễn ra trên toàn
lãnh thổ, diện tích đất rừng suy giảm mạnh. Tình trạng rửa trôi ngày càng gia
tăng do giảm độ che phủ thảm thực vật tự nhiên trên các sườn núi và sườn đồi
dốc. Tình trạng thoái hóa đất tăng, gây khô cằn ở một số vùng và thậm chí có
nơi có nguy cơ dẫn tới tình trạng sa mạc hóa. Từ
những thực trạng trên, tại kỳ họp thứ 8, ngày 15-11-2010 của Quốc hội khóa XII,
Quốc hội đã thông qua Luật Thuế bảo vệ môi trường (BVMT) số 57/2010/QH12. Ngày
29-11-2010, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 14/2010/L-CTN về việc công bố Luật Thuế
BVMT, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2012, nhằm góp phần làm thay đổi hành vi
của tổ chức, cá nhân; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đầu tư, sản xuất
và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả; giảm bớt các tác động tiêu cực của sản xuất, tiêu dùng đến môi
trường; giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái về môi trường và tạo thêm nguồn thu cho
hoạt động khôi phục môi trường. Việc ban hành và áp dụng Luật Thuế BVMT là rất
cần thiết và phù hợp với bối cảnh kinh tế- xã hội hiện tại của Việt Nam và xu
hướng phát triển kinh tế của thế giới.Cục
Thuế