Tăng cường công tác ổn định thị trường

Cập nhật: 17-01-2018 | 09:01:33

Hàng hóa phục vụ trong dịp Tết Mậu Tuất 2018 sắp tới đang được ngành công thương chuẩn bị chu đáo cả về số lượng và chất lượng. Các địa phương trong tỉnh đều bảo đảm lượng hàng hóa phục vụ tết. Công tác an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc, an toàn cháy nổ đã và đang được tăng cường tại các huyện, thị trong tỉnh.

Nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định

Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, các chợ, siêu thị trên địa bàn tăng cường lượng hàng hóa với đầy đủ các mặt hàng, chủng loại phục vụ nhu cầu mua sắm tết của nhân dân, như lương thực, thực phẩm chế biến, thực phẩm công nghệ, thịt gia súc gia cầm, rau củ quả và các mặt hàng thiết yếu khác… Số lượng hàng hóa dự kiến tăng khoảng từ 2 - 3 lần so với ngày thường tùy nhu cầu địa phương. Nhiều địa phương bố trí thêm nhiều điểm bán hàng lưu động buôn bán các mặt hàng tết tại các chợ và khu vực xung quanh chợ. Các địa phương trong toàn tỉnh đều không lo thiếu nguồn hàng như đúng nhận định của ông Nguyễn Văn Dành, Giám đốc Sở Công thương tại buổi làm việc với lãnh đạo các địa phương về kế hoạch bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2018: “Trong dịp tết sắp tới, lượng hàng hóa phục vụ cho thị trường tết của các doanh nghiệp (DN) nhìn chung dồi dào, mẫu mã đa dạng, nhiều mặt hàng mới được đưa vào kinh doanh, chất lượng được nâng lên, xu hướng tiêu dùng của người dân ngoài ưu tiên mua hàng chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, còn quan tâm đến các đặc sản địa phương và hàng Việt Nam chất lượng cao. Giá cả sẽ hợp lý hơn nhờ các DN đã có kế hoạch sản xuất, trữ hàng, phân phối phù hợp, chuyên nghiệp hơn so với trước đây”. Theo Sở Công thương, do chuẩn bị tốt nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong dịp tết nên giá cả hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm tết năm nay sẽ ổn định, khó xảy ra tình trạng biến động về giá.


Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Văn Dành làm việc với lãnh đạo UBND TP.Thủ Dầu Một về kế hoạch bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2018

Theo khảo sát chung tại các chợ lớn, trung tâm thương mại từ huyện, thị, thành phố hiện nay nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định. Các mặt hàng thiết yếu phục vụ tốt đa số là hàng Việt Nam, có xuất xứ nhãn mác đầy đủ. Riêng với DN cung ứng, Sở Công thương đã khảo sát thị trường, kiểm tra các DN về khả năng cung ứng nguồn hàng chuẩn bị phục vụ tết. Kết quả cho thấy, các đơn vị có sự chuẩn bị chu đáo, nguồn hàng hóa dồi dào, phong phú, hệ thống phân phối phủ rộng. Theo thông tin từ Sở Công thương, năm 2018 các trung tâm thương mại, siêu thị lớn trên địa bàn dự trữ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân bao gồm lương thực, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, mặt hàng xăng dầu, thuốc trị bệnh cho người dân với tổng trị giá hàng hóa 1.344,7 tỷ đồng; trong đó giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất gần 759 tỷ đồng. Tại Bình Dương, năm nay, tổng lượng hàng hóa dự kiến Siêu thị Co.opmart cung ứng cho 3 tháng trước, trong và sau Tết Mậu Tuất tăng khoảng 40% so với tết năm trước. Lotte Mart Bình Dương chuẩn bị lượng hàng hóa dự trữ phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tuất tăng hơn 25% so với năm trước... Một số mặt hàng như thịt; trứng gia cầm; rau, củ, quả; dầu ăn; gạo; bia; nước giải khát... được các DN lên kế hoạch sớm để tổ chức sản xuất và phân phối, do đó sản lượng dự trữ dồi dào, nhiều lô hàng mới, chất lượng cao sẽ được phục vụ trong dịp tết. Nhiều nhà sản xuất đưa ra thị trường những dòng sản phẩm dành riêng cho tết với bao bì bắt mắt, mang đậm màu sắc, không khí xuân, đặc biệt là đối với dòng sản phẩm dùng làm quà biếu, tặng.

Hiện nay, Sở Công Thương đã làm việc với các DN tham gia vào chương trình bình ổn giá, tại các điểm bán hàng bình ổn thị trường trong toàn tỉnh. Năm nay, các DN kinh doanh hàng bình ổn dự kiến phát triển nhiều điểm bán hàng, tổ chức thêm chuyến bán hàng lưu động để phục vụ người dân các huyện ngoại thành và công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Vissan bổ sung thêm 17 sản phẩm mới như chả giò tôm cua đặc biệt, lạp xưởng tôm đặc biệt, lạp xưởng bò, giò lụa lá chuối, bò trộn lá lốt, gà sấy lá chanh. Siêu thị Co.opmart đã lên kế hoạch bán hàng lưu động tại một số xã xa chợ, tập trung nhiều công công nhân trên địa bàn... DN tham gia chương trình bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trước và sau tết một tháng. Các hệ thống phân phối lớn như Sài Gòn Co.op, Lotte Mart, Satra, Big C sẽ tổ chức giảm giá rất nhiều mặt hàng trong đó giảm giá nhiều nhất thuộc các loại hàng như nước giải khát, bánh, kẹo, mứt, quần áo…

Theo đề xuất của một số địa phương trong tỉnh đó, ngành Công thương sẽ tiếp tục đề xuất DN tham gia các hội chợ tại các địa phương để cung cấp một lượng hàng hóa lớn, chất lượng được bảo đảm đặc biệt đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cần có truy xuất nguồn gốc những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu với giá cả hợp lý.

Kiểm tra, kiểm soát hàng hóa và phòng chống cháy nổ

Nhằm xử lý, ngăn chặn tình trạng tăng giá hàng hóa, trong các buổi làm việc với UBND các địa phương, Sở Công thương đã bàn các phương án phối hợp đơn vị chức năng theo dõi tình hình giá cả thị trường. Đặc biệt khuyến khích các điểm bán mở cửa bán hàng đến hết ngày 30 tết và các điểm bán mở cửa bán hàng trở lại phục vụ nhân dân trong các ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3 tết. Trong đó chú trọng công tác quản lý, kiểm tra giá để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thị trường. Đặc biệt, kiểm tra, xử lý kiên quyết vi phạm về giá tại các điểm bán lẻ, chợ, siêu thị. Bên cạnh các hoạt động kiểm tra chống tăng giá đột biến, lãnh đạo sở kiên quyết chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường địa bàn thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các địa điểm nóng nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, mua bán hàng cấm, hàng gian, hàng giả... Theo đó, sau khi tiếp nhận các thông tin, báo cáo về việc có biến động cung cầu, giá cả hàng hóa bất thường qua đường dây nóng, Chi cục Quản lý thị trường chủ động tham mưu và triển khai kịp thời các giải pháp điều tiết thị trường, giá cả, vận chuyển và tổ chức các chuyến bán hàng lưu động tại các địa điểm có biến động để tránh gây ảnh hưởng xấu đến thị trường và tâm lý người tiêu dùng.

Tại các buổi làm việc, Sở Công thương đánh giá cao công tác phối kết hợp giữa các đơn vị chức năng địa phương, đồng thời lưu ý các đơn vị chủ động trong việc kiểm soát nguồn cung hàng hóa Tết Nguyên đán trong những năm qua không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá hay tăng giá bất thường, cần thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về bảo đảm cân đối cung cầu bình ổn thị trường; phối hợp chặt chẽ với lực lượng quản lý thị trường nhằm tạo nguồn hàng, bảo đảm lưu thông hàng hóa, tránh tình trạng thiếu hàng cục bộ, hoặc găm hàng chờ tăng giá, tạo ra sự đa dạng hàng hóa. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, giám sát nguồn hàng, từng bước thực hiện chuỗi liên kết để truy xuất hàng hóa, nguồn gốc và chất lượng… cần theo dõi sát diễn biến giá cả cung cầu hàng hóa trên địa bàn báo cáo kịp thời với sở nhất là thời điểm trước, trong và sau tết. Đối với các địa phương tổ chức hội chợ, ông Hồ Văn Bình, Phó Giám đốc Sở Công thương lưu ý: “Các đơn vị cần tổ chức chu đáo hội chợ xuân trên địa bàn, quy hoạch điểm bán hàng, điểm diễn ra hội chợ và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tạo điều kiện hội chợ xuân, hội chợ hoa tết được bảo đảm. Đồng thời, tăng cường rà soát, xử lý các điểm có nguy cơ cao về hàng hóa lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi tiêu dùng của người dân”. Ông Hồ Văn Bình cho biết thêm, tới đây ngành quản lý thị trường tỉnh sẽ tập trung kiểm tra các mặt hàng thiết yếu, nhất là về an toàn thực phẩm tại cc chợ, siêu th, cc cơ sởkinh doanh thực phẩm; kiểm tra việc đo lường hng ha, công bốchất lượng hng ha ca cc cơ sởbn buôn, bn lnhằm kịp thời pht hiện cc thđon gian lận vềgihoặc lợi dng đo lường, đng gi đểtrục lợi.

Một vấn đề mà Sở Công thương đặc biệt quan tâm là công tác phòng chống cháy nổ tại các địa điểm sản xuất và kinh doanh trên địa bàn. Giám đốc Sở Công thương đã chỉ đạo tăng cường là công tác phòng cháy chợ truyền thống; siêu thị, trung tâm thương mại, địa điểm kinh doanh xăng dầu, kinh doanh hóa chất... do ngành Công thương quản lý. Đây là những nơi tập trung đông người, cất trữ nhiều hàng hóa, nếu xảy ra cháy thì thiệt hại sẽ rất lớn…

Riêng trong khu vực chợ, công tác cứu chữa thường rất khó khăn do đường sá đông đúc, ngõ hẻm chật hẹp, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khó tiếp cận. Vì vậy, công tác kiểm tra, tuyên truyền cho các tiểu thương có vai trò hết sức quan trọng. Tỉnh có hàng trăm chợ truyền thống; siêu thị, hộ kinh doanh trên các đường phố... Đây là những nơi tập trung đông người, cất trữ nhiều hàng hóa, nhất là trong những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán. Nếu xảy ra cháy thì thiệt hại sẽ rất lớn về người và của. Sở Công thương đề nghị các địa phương phối hợp với cơ quan chức năng có giải pháp bắt buộc cơ sở sản xuất, kinh doanh tạm dừng hoạt động khi không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy. Ban quản lý chợ, chính quyền các địa phương cần thường xuyên nhắc nhở tiểu thương, những hộ buôn bán lẻ tuân thủ các quy định an toàn phòng cháy chữa cháy. Trong dịp Tết Nguyên đán, các tiểu thương tại các chợ cần cẩn trọng khi tự ý dùng điện, câu móc điện... Có ý thức làm chủ nguồn lửa, nguồn nhiệt khi đun nấu, đốt nhang thờ cúng…

TIỂU MY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=519
Quay lên trên