Dầu Tiếng là địa phương nổi tiếng có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều di tích đậm dấu ấn lịch sử. Trong 2 năm qua, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, lượng khách du lịch đến huyện giảm sút. Bằng sự nhạy bén, năng động và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo huyện, những tháng gần đây, ngành du lịch huyện Dầu Tiếng đang khôi phục và tăng trưởng trở lại, hứa hẹn giai đoạn phát triển tạo bước đột phá mới.
Khu Di tích lịch sử Rừng Kiến An là địa điểm du lịch nổi tiếng huyện Dầu Tiếng
Thu hồi dự án chậm triển khai, “giậm chân tại chỗ”
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng cho biết, trong 2 năm 2021 và 2022, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động du lịch của huyện nhà. Thống kê từ đầu năm 2020 đến nay, lượng khách đến huyện Dầu Tiếng chỉ ước đạt hơn 226.000 lượt người, tổng doanh thu hoạt động du lịch ước đạt 3,9 tỷ đồng, so với năm 2019 con số này chỉ đạt khoảng 36,8%. Tuy nhiên, những tháng gần đây du lịch huyện đang có dấu hiệu khôi phục và tăng trưởng trở lại trong điều kiện “bình thường mới”. Đây là kết quả của sự chỉ đạo, lãnh đạo nhạy bén, năng động của tập thể Huyện ủy, UBND huyện nhằm khơi thông tiềm năng phát triển du lịch của huyện”. Ngay sau khi có quyết định của Chính phủ, UBND tỉnh về mở cửa du lịch, Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển Du lịch huyện Dầu Tiếng giai đoạn 2021- 2025 được thành lập và vận hành quy chế hoạt động. Nhận thấy sự cần thiết phát triển các tuyến thúc đẩy sản phẩm du lịch đường sông, bến cảng hành khách Dầu Tiếng tại xã Định Thành được hình thành phục vụ khách du lịch tham quan danh lam thắng cảnh Núi Cậu và hồ Dầu Tiếng, kết hợp với du lịch sinh thái sông nước. Qua khảo sát, hạng mục này đã đưa vào quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2021-2025 đến năm 2030 và kiến nghị UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ nguồn vốn.
Song song đó, ngành du lịch huyện Dầu Tiếng tiếp tục giới thiệu các tour du lịch đối với đường bộvà đường sông gắn kết với các tour, điểm tham quan. Điển hình là không gian phía tây bắc gồm một phần TX.Bến Cát ở khu vực phía Bắc, khu vực hồ Dầu Tiếng - Núi Cậu, hành lang ven sông Sài Gòn và khu vực phụ cận huyện Dầu Tiếng. Đây là khu vực có tiềm năng về du lịch sông nước, du lịch sinh thái miệt vườn, nghỉ dưỡng cuối tuần ở quần thể các hồ (Dầu Tiếng, Than Thở, Cần Nôm), du lịch tâm linh kết hợp tham quan các di sản văn hóa (Di tích lịch sử Rừng Kiến An, Sở Chỉ huy tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh…), bằng đường sông và đường bộ.
Cùng với việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, ngành cũng mạnh mẽ loại bỏ những dự án chậm triển khai, giậm chân tại chỗ. Sau nhiều cuộc họp đánh giá, rút kinh nghiệm, UBND huyện nhận thấy dự án trồng mới, khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp với phát triển tổhợp du lịch, phát triển vườn thú bán hoang dã tại khu vực rừng phòng hộ Núi Cậu và bán đảo Tha La triển khai xây dựng chậm làm ảnh hưởng đến việc kêu gọi, phát triển du lịch, thu hút du khách. Dựán này thuộc Công ty Cổphần Xuân Cầu Bình Dương được UBND tỉnh cho chủ trương từ năm 2015 nhưng sau nhiều lần điều chỉnh, chủ đầu tư vẫn chưa triển khai thực hiện theo đúng tiến độ đề ra nên tỉnh đã thu hồi dự án theo đúng trình tựthủ tục, quy định của pháp luật.
Phục hồi, phát triển
Với tôn chỉ phát triển du lịch để góp phần bảo tồn, khai thác có hiệu quả giá trị các di tích lịch sử, danh thắng, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, huyện Dầu Tiếng chủ trương sử dụng nguồn thu từ du lịch để tái đầu tư bảo tồn, bảo đảm phát triển bền vững. Toàn huyện phấn đấu đến năm 2025, ngành du lịch huyện phục vụ trên 1 triệu lượt khách/năm và tạo việc làm cho khoảng 700 người lao động.
Nói về sự phát triển ngành du lịch huyện Dầu Tiếng, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: “Lợi thế phát triển du lịch trên địa bàn huyện Dầu Tiếng có nhiều di tích lịch sử- văn hóa đã được xếp hạng công nhận, những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những vườn cây ăn trái đặc sản cùng với các khu du lịch sinh thái mới gắn với chủ trương tái cơ cấu nền nông nghiệp, phát triển du lịch sinh thái là tiềm năng lớn để huyện vươn mình phát triển. Tuy nhiên, để phát triển hơn nữa, ngoài sự đầu tư từ Nhà nước, xã hội hóa, du lịch huyện Dầu Tiếng cần có sựkết nối với nhiều địa phương khác, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng để thu hút du khách”.
Ghi nhận thực tế của chúng tôi, hiện toàn huyện đang tích cực giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào dự án phát triển du lịch. Huyện ưu tiên các nhà đầu tư có tiềm lực, uy tín để tạo đột phá trong việc xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch. Song song đó, các hạtầng kỹ thuật đồng bộ cũng được huyện lên kế hoạch đầu tư xây, như: Bãi đỗ xe, phương tiện trung chuyển, nhà vệ sinh đạt chuẩn, điện, nước, viễn thông, các trạm dừng nghỉ chân phục vụdu khách. Đặc biệt, huyện đang hoàn chỉnh xây dựng các tuyến đường kết nối cầu Xuy Nô ngoài đến cầu Xuy Nô trong thuộc xã Thanh Tuyền đến các vườn cây ăn trái nhằm phát triển du lịch sinh thái.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng: “Nhằm tạo đòn bẩy phát triển du lịch huyện nhà, trong năm 2022 và những năm tiếp theo, ngành du lịch huyện tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm. Khó khăn, trở ngại đối với ngành du lịch huyện nhà vẫn còn nhiều nhưng chính những nỗ lực thích ứng trong thời gian gần đây của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân đã mang tới những tín hiệu lạc quan, góp phần quan trọng giúp ngành du lịch huyện phục hồi, tạo tiền đề phát triển bền vững hơn trong thời gian tới”. |
KIM HÀ - TÚ BÌNH