Công nghệ hình ảnh 3D mới được các nhà khoa học gọi là công nghệ LIDAR, là sự kết hợp giữa sóng radar và ánh sáng để tại ra những hình ảnh có độ phân giải cao khi chụp từ trên không. Bản đồ 3D dòng dung nham của núi lửa Mauna Loa được tạo thành từ công nghệ sử dụng tia laser. Ảnh: NBC News
Để thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu sẽ trang bị máy bay để quét địa hình bằng hàng trăm nghìn tia laser vuông góc với mặt đất. Căn cứ vào những thông tin xử lý được từ tia laser, nhóm nghiên cứu sẽ tái tạo được một mô hình 3D về cấu trúc dòng chảy của dung nham núi lửa.
Công nghệ LIDAR mới đây được khoa địa chất tại Đại học Oregon, Mỹ, sử dụng để cho ra những hình ảnh độ phân giải cao dung nham từ vụ phun trào của núi lửa Kilauea và Mauna Loa. Các nghiên cứu trước đây về vụ phun trào núi lửa ở Kilauea và Mauna Loa tập trung chủ yếu ở các dòng chảy chính. Nhưng với dữ liệu mới thu thập được, nhóm nghiên cứu nhận thấy họ đã bỏ qua nhiều nhánh của dòng chảy phụ.
Ông Kathy Cashman, một nhà địa chất học tại Đại học Oregon cho biết công nghệ sẽ này tạo ra một hướng nghiên cứu mới về dòng chảy dung nham núi lửa.
Theo các nhà khoa học, mặc dù công nghệ quét hình ảnh bằng laser khá tốn kém, nhưng kết quả thu được trong mỗi lần quét có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như nghiên cứu địa chất, sinh học, nghiên cứu rừng...
Trước đó, các nhà khoa học thường sử dụng hình ảnh vệ tinh trong nghiên cứu dòng chảy của dung nham núi lửa. Tuy nhiên, phương pháp này thường có nhiều điểm hạn chế như hình ảnh có độ phân giải thấp hoặc bị che bởi những đám mây, cành cây.
Theo VnE