Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, Ủy Viên Ban Chấp hành Đảng ủy khối Các Cơ quan Trung Ương, Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương, Bí Thư Đảng ủy Bộ Công Thương: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”

Cập nhật: 29-11-2016 | 07:57:22

Khó khăn và hạn chế

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vẫn còn những khó khăn và hạn chế, ảnh hưởng đến tiến trình cũng như hiệu quả hội nhập kinh tếquốc tếcủa Việt Nam.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, hội nhập kinh tếquốc tếtrong một sốlĩnh vực vẫn còn một sốhạn chế, như:

- Tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhưng chưa thực sự vững chắc, chất lượng tăng trưởng vàhiệu quả xuất khẩu còn thấp, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tuy đã chuyển dịch mạnh sang hàng chếbiến, chếtạo, nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài; nhập siêu vẫn lànguy cơ, còn không ít bất cập trong cơ cấu nhập khẩu. Về cơ bản nền kinh tếvẫn dựa chủyếu vào tăng trưởng thương mại, vào khai thác tài nguyên, khoáng sản, xuất khẩu hàng nông sản thô với hàm lượng chếbiến thấp vàgia công hàng hóa ở công đoạn thấp của chuỗi giátrị (dệt may, da giày, điện tử).

- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung còn thấp, chịu sức cạnh tranh lớn từ doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến một sốngành trong nước bị ảnh hưởng do tác động của việc mở cửa thị trường, nhập khẩu tăng mạnh, song thu ngân sách từ thuếnhập khẩu bị giảm… Năng suất lao động tăng chậm, thu hút đầu tư vẫn dựa vào lợi thếnhân công vàchi phí mặt bằng rẻ, chi phí năng lượng thấp đã ảnh hướng nhiều đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tếcũng như của doanh nghiệp, sản phẩm.

- Khả năng tích lũy vốn nhân lực vàtiến bộcông nghệcủa Việt Nam còn rất khiêm tốn, biểu hiện ở mức năng suất lao động thấp vàtrình độcông nghệcủa đa sốdoanh nghiệp còn khálạc hậu.

- Các hoạt động hội nhập kinh tếquốc tếvàmở rộng quan hệtrong các lĩnh vực chưa được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng trong một chiến lược tổng thể.

- Chất lượng nguồn nhân lực vàkết cấu hạtầng chậm được cải thiện. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, doanh nhân chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Đề xuất, kiến nghị về hội nhập kinh tế quốc tế

Trong thời gian tới, tình hình thếgiới vàkhu vực còn nhiều diễn biến phức tạp, quátrình toàn cầu hóa vàhội nhập quốc tếtiếp tục được đẩy mạnh. Các quốc gia tham gia ngày càng sâu vào mạng sản xuất vàchuỗi giátrị toàn cầu. Xuất hiện nhiều hình thức liên kết kinh tếmới, các định chếtài chính quốc tế, khu vực, các hiệp định song phương, đa phương thếhệmới. Trong khi đó, Việt Nam sẽ phải thực hiện đầy đủcác cam kết trong Cộng đồng kinh tếASEAN vàWTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thếhệmới, hội nhập quốc tếvới tầm mức sâu rộng hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.

Trong giai đoạn vừa qua, thực hiện chủtrương của Đảng vàchỉ đạo sát sao của Chính phủ, BộCông thương đã chủtrì, phối hợp với các bộ, ngành vàđịa phương triển khai chủtrương của Đảng vàNhànước về hội nhập kinh tếquốc tế; tiến hành nghiên cứu, đàm phán vàký kết nhiều thỏa thuận kinh tếthương mại quốc tế. Từ năm 2010 đến nay, chúng ta đã chuyển sang giai đoạn chủđộng đàm phán vàký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với nhiều nước trong khu vực vàthếgiới, tạo điều kiện quan trọng cho cải cách kinh tếtrong nước vàmở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, nâng cao lợi thếcạnh tranh của hàng hóa. Hơn thếnữa, kết quả hội nhập kinh tếto lớn đócòn giúp Việt Nam thực hiện chiến lược cơ cấu lại thị trường xuất khẩu theo hướng cân bằng hơn, thúc đẩy cải cách vàtái cơ cấu nền kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp vàsản phẩm. Do vậy, trong giai đoạn mới đòi hỏi chúng ta phải chủđộng vàtích cực hơn nữa trong việc tận dụng các cơ hội của hội nhập kinh tếquốc tếmang lại, vượt qua các khókhăn thách thức, giảm thiểu các tác động tiêu cực của quátrình hội nhập, cụ thể:

Về quan điểm, đường lối: Quán triệt Nghị quyết Đại hội XI vàNghị quyết 22-NQ/TW, chủtrương “chủđộng vàtích cực hội nhập quốc tế” phải làmột nội dung trọng tâm trong các kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội, với mục tiêu thúc đẩy vàtăng cường hiệu quả hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng nền kinh tếđộc lập, tự chủvàphát triển bền vững; đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch vàcơ cấu lại nền kinh tếtheo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh; tích cực tham gia sâu vàrộng vào chuỗi giátrị khu vực vàtoàn cầu. Trong phát triển kinh tếvàthương mại, cần chú trọng việc đổi mới công nghệvàbảo vệmôi trường, nâng cao chất lượng hàng hóa vàdịch vụ nước ta trên trường quốc tế.

Các giải pháp cụ thể:

Một là, các bộ, ngành vàđịa phương cần chủđộng xây dựng các chương trình, kếhoạch toàn diện vàcụ thể thực hiện Nghị quyết 22-NQ/ TW trong bối cảnh thếgiới cũng như trong nước cónhiều thay đổi lớn. Đồng thời, cần quán triệt chủtrương đúng đắn vàkịp thời của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủtrong từng giai đoạn về hội nhập quốc tế, xác định vai tròtrọng tâm của hội nhập kinh tếquốc tếtrong tiến trình hội nhập trong quan điểm, nhận thức vàhành động của tất cả các cấp, các ngành, địa phương, toàn dân vàcộng đồng doanh nghiệp; cần cósự thống nhất mục tiêu hội nhập từ Trung ương đến địa phương.

Hai là, gắn kết giữa hội nhập kinh tếquốc tếvới đẩy mạnh cải cách trong nước, chuyển đổi mô hình tăng trưởng vàtái cấu trúc nền kinh tếtrong tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đất nước; nhằm bảo đảm tầm nhìn dài hạn về các mục tiêu phát triển kinh tế, mục tiêu chính trị ngoại giao vàmục tiêu chiến lược trong tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế.

Ba là, chú trọng thực thi cam kết hội nhập kinh tếquốc tếtrong bối cảnh mức độcam kết vàtự do hóa thương mại ngày càng cao hơn, đồng thời cócác điều chỉnh thương mại trên cơ sở cam kết với các tổ chức quốc tếvàkhu vực để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện các cam kết thương mại.

Bốn là, hoàn thiện hệthống pháp luật, cơ chếchính sách nhằm thực thi cóhiệu quả các cam kết hội nhập, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ngày càng phù hợp với chuẩn mực vàthông lệquốc tế, góp phần hoàn thiện thể chếkinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa.

Năm là, tận dụng tối đa các cơ hội của hội nhập kinh tếquốc tếnhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng trưởng vàphát triển kinh tế- xã hội; tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả vàsức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp vàsản phẩm.

Sáu là, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực hội nhập kinh tếquốc tế, đồng thời nâng cao năng lực nghiên cứu, đánh giávàdự báo các vấn đề mới, các xu thếvận động của hội nhập, đặc biệt trong việc thực hiện các cam kết thương mại, các FTA ở cấp độcao hơn để cócác điều chỉnh chính sách vàbiện pháp phù hợp; hoàn thiện hệthống quản lý, điều hành thị trường đủnăng lực, hoạt động hiệu quả để bảo vệthị trường trong nước, duy trìmôi trường cạnh tranh lành mạnh, gắn với bảo vệmôi trường.

Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng, trong đó, “chủđộng, tích cực hội nhập kinh tếquốc tếgắn liền với xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ” làchủtrương định hướng cơ bản, lâu dài cho những năm tiếp theo trong quátrình hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào mục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực vàtrên thếgiới, góp phần thực hiện lời căn dặn vàmong mỏi của Chủtịch Hồ Chí Minh làdân tộc Việt Nam sẽ bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu.

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=434
Quay lên trên