Giải phóng Nha Trang và quân cảng Cam Ranh
Sau các trận đánh lớn ở Buôn Ma Thuột, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa nhận được điện khẩn của Khu ủy tập trung lực lượng vũ trang của tỉnh vào phía Nam để giải phóng Nha Trang.
Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 đánh chiếm căn cứ hải quân Cam Ranh
Ngày 2-4-1975, Sư đoàn 10 và Trung đoàn 25 Bộ binh của ta đã tiêu diệt cụm phòng thủ của Trung đoàn 40 (thuộc Sư đoàn 22 ngụy), giải phóng quận lỵ Khánh Dương, tiêu diệt Lữ đoàn 3 (thuộc Sư đoàn Dù) ở đèo Phượng Hoàng, mở thông đường xuống Ninh Hòa, rồi theo đường số 21, tiến xuống giải phóng thành phố Nha Trang và quân cảng Cam Ranh.
V.H
Trước sự phát triển rất nhanh chóng của tình hình, ngày 2-4- 1975, Thường vụ Trung ương Cục chỉ thị cho lực lượng vũ trang tập trung của khu, tỉnh “táo bạo đánh các điểm then chốt, kể cả các tiểu khu, thị xã khi có thời cơ”. Các khu ủy, tỉnh ủy, bằng tất cả khả năng của địa phương, không theo công thức, trình tự giải phóng nông thôn xong mới đến thị trấn, rồi thị xã, thành phố mà mạnh dạn, táo bạo phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa, ấp giải phóng ấp, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh bằng lực lượng của bản thân phối hợp với chiến trường chung.
Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, Chỉ thị của Trung ương Cục, ngày 2-4-1975, Thường vụ Tỉnh ủy có Chỉ thị 03/CT-TU cho Đảng bộ và quân dân trong tỉnh, trong đó chỉ rõ: “Đây là thời kỳ nổi dậy giải phóng xã, ấp ở nông thôn, giải phóng xã, thị trấn, thị xã, thành phố và cả huyện, tỉnh”, là lúc “tình hình một ngày phát triển bằng 30 năm lúc cách mạng phát triển bình thường. Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy các địa phương phải hết sức nhạy bén, linh hoạt, táo bạo, chủ động tiến công để phối hợp với chiến trường chung giành thắng lợi lớn.... Chần chờ, do dự, rụt rè không dám tấn công quyết liệt, táo bạo lúc này là có tội với cách mạng”. Thường vụ Tỉnh ủy chỉ thị: “Các huyện ủy, thị ủy, xã ủy và chi bộ phải nhạy bén với tình hình mới, phóng tay hết mức, mạnh dạn, táo bạo phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa bằng tất cả khả năng hiện có của mình để ấp giải phóng ấp, xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện với lực lượng của bản thân... Các huyện, xã cần nắm, chỉ đạo chặt chẽ lực lượng vũ trang của mình, táo bạo đánh tua bót, kể cả một số mục tiêu then chốt, các chi khu, thị trấn, thị xã khi có thời cơ và thấy chắc ăn là phóng tay làm. Đồng thời phải gấp rút xây dựng lực lượng chính trị, binh vận, chuyên môn và lực lượng lãnh đạo để đủ sức liên tục tấn công địch”.
Nhằm giúp cho thị xã chuyển kịp với yêu cầu nhiệm vụ đang đặt ra, Tỉnh ủy phân công một số đồng chí trong Thường vụ và Tỉnh ủy viên, như Nguyễn Văn Hữu (Một Hữu), Bùi Xuân Thuận (Năm Thuận), Mai Thanh Chí (Bảy Chí), Nguyễn Thị Rẽ (Ba Rẽ), Tám Tấn trực tiếp chỉ đạo thị xã và chỉ thị các ban ngành của tỉnh bố trí cán bộ trung sơ cấp xuống cùng thị xã xây dựng cơ sở, khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho nhiệm vụ giải phóng và tiếp quản thị xã.
Cũng trong ngày 2-4-1975, Thường trực Tỉnh ủy có Công văn số 21/CV.X chỉ đạo việc tổ chức và lãnh đạo tấn công về binh vận nhằm tiếp tục đẩy ngụy quân, ngụy quyền trong tỉnh vào một tình thế suy sụp mới. Các cấp ủy, các ngành, đoàn thể và lực lượng vũ trang đã nhanh chóng quán triệt Chỉ thị 03, nội dung nhiệm vụ công tác binh vận. Ban lãnh đạo công tác binh vận được tổ chức từ tỉnh tới huyện, thành phần gồm các ngành trọng yếu như ban binh vận, quân sự, tuyên huấn, do một đồng chí thường trực cấp ủy chủ trì.
Tình hình phát triển mau lẹ. Tỉnh ủy đã chỉ thị cho các cơ quan, đơn vị cùng với huyện Phú Giáo, Tân Uyên ngày đêm hối hả chuẩn bị bến bãi, kho tàng, trạm khách cho bộ phận tiền trạm của Quân đoàn 1 mới từ miền Bắc hành quân thần tốc vào chiến trường, chuẩn bị sẵn vị trí tập kết để đón bộ đội. Hàng ngàn dân công của tỉnh được huy động tham gia tải gạo, tải đạn ra chiến trường, chuẩn bị cho bộ đội tập kết lực lượng và cơ động chiến đấu.
Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban binh vận Trung ương, lực lượng binh vận tỉnh phối hợp với lực lượng địch vận của bộ đội chủ lực tích cực phát động nhân dân, gia đình binh sĩ, sử dụng mọi hình thức làm tan rã, sụp đổ nhanh chóng quân ngụy, thực hiện xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh. Bộ đội địa phương và du kích các huyện trong tỉnh đẩy mạnh tiến công vây ép địch không cho chúng bung ra ngoài hoạt động. Trong các xóm ấp, cán bộ ta bám trụ xây dựng cơ sở, phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh, gọi hàng binh lính địch. Chỉ hơn một tuần lễ đầu tháng 4-1975, toàn tỉnh đã có trên 500 binh sĩ địch đào rã ngũ, trong đó có 200 lính chiến đoàn 52 thuộc Sư đoàn 18. Nhiều toán phòng vệ dân sự tự động giải tán, có số mang súng trở về cùng du kích tham gia đánh giặc, như ở Bình Mỹ, Tân Hóa, Mỹ Phước, Thới Hòa…
Trên toàn miền Nam vào những ngày đầu tháng 4-1975, những binh đoàn chủ lực từ các hướng ngày càng siết chặt trung tâm đầu não địch tại Sài Gòn. Nam bộ - Thành đồng của Tổ quốc, Nam bộ đi trước về sau, Sài Gòn mở đầu toàn quốc chống Mỹ 25 năm về trước (ngày 19-3-1950), nay là nơi hội tụ của các cánh quân trong trận quyết chiến lịch sử cuối cùng. (Còn tiếp)
HÀ THĂNG (Nguyên Trưởng phòng Lịch sử Đảng - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)