“Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh” - Hạn chế thực phẩm chứa chất đạm, chất béo cao: Bánh chưng, bánh tét, thịt mỡ kho trứng, kho măng, bánh mứt, kẹo... tuy hấp dẫn nhưng chứa một lượng lớn chất béo động vật (mỡ), chất đạm, chất bột đường. Người bệnh ĐTĐ thường có bệnh tăng huyết áp và tăng mỡ máu kèm theo nên nếu ăn uống như người bình thường, ngày Tết thì sẽ nhanh chóng làm tăng đường huyết, mỡ máu, huyết áp, dễ dẫn đến biến chứng. - Chú ý chất bột đường trong thực phẩm: Chất bột đường có trong nhiều thực phẩm ngày Tết như bánh kẹo, xirô, nước ngọt, trái cây... Tránh, hạn chế trái cây khô, bánh mứt, kẹo... được chế biến từ đường mía thông thường vì những loại thực phẩm này chứa loại đường phức dễ cắt thành đường đơn hấp thu nhanh vào trong máu, làm tăng nhanh đường huyết sau ăn. Để ngày Tết được ăn như người bình thường, người ĐTĐ nên chọn những loại thức ăn ngọt làm từ đường ăn kiêng dành cho người ĐTĐ. Có thể sử dụng bổ sung thực phẩm chuyên biệt cho người bệnh ĐTĐ chứa đường phức đặc biệt sẽ được phóng thích vào máu từ từ, làm chậm hấp thu và chậm gia tăng đường huyết sau ăn.- Không sử dụng nước ngọt, nước có gaz, các nước ép trái cây, sữa có đường... chọn loại nước ngọt dành cho người ĐTĐ (có chữ diet, light).
- Có thể ăn vừa phải đồ nguội: Bệnh nhân ĐTĐ có thể ăn vừa phải các đồ nguội như giò, chả, thịt nguội, thịt đông có thể ăn kèm với dưa chua, kiệu muối... nhưng phải bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm. - Ăn thực phẩm hấp thu đường vào máu chậm và giàu chất xơ: Nên dự trữ sẵn trong tủ lạnh nhà bạn các loại rau, quả (khoai, cà rốt, cà chua...) vì chúng rất tốt cho người bệnh ĐTĐ, giúp hấp thu đường vào máu chậm và tránh táo bón. - Chuẩn bị chu đáo khi du xuân: Chuẩn bị giày dép để bảo vệ đôi chân, nhớ mang theo thuốc, máy thử đường huyết; mang theo một số thực phẩm như sữa chuyên biệt, bánh mứt dành cho người ĐTĐ... Trong ngày Tết, các loại thực phẩm này sẽ rất hữu dụng khi người bệnh không chuẩn bị kịp bữa ăn hoặc đồ ăn nơi hàng quán, điểm tham quan không thích hợp với người bệnh khi du xuân. Các loại thực phẩm này cũng có thể sử dụng như bữa ăn dặm giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Sau Tết, số lượng bệnh nhân ĐTĐ nhập viện vì tăng đường huyết và biến chứng luôn cao. Do đó, ngay trong những ngày Tết, người bệnh ĐTĐ cần kiểm soát đường huyết ổn định. Đo đường huyết thường xuyên hơn và cố gắng giữ mình khỏi sự hấp dẫn của thực phẩm Tết, sẽ giúp bạn và gia đình tận hưởng trọn vẹn một mùa Xuân mới đầy tươi vui và hạnh phúc.Người bệnh ĐTĐ giờ đây có thể vui vẻ đón Tết trọn vẹn trong sự an tâm về sức khỏe của mình nhờ có sữa bột Glucerna SR (Abbott, Hoa Kỳ). Glucerna SR cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, dùng thay thế bữa ăn hoặc bổ sung cho bữa ăn, đem đến cuộc sống hoàn toàn thoải mái và yên tâm, giúp ổn định đường huyết nhờ: Hệ thống giải phóng đường chậm (SR: Slow Release), phóng thích đường vào máu từ từ giúp ổn định đường huyết, chỉ số đường huyết thấp (GI=30) ổn định đường huyết sau ăn. Bổ sung MUFA tốt cho hệ tim mạch
Theo NLĐ