25 tuổi, anh Hoa có vẻ già hơn lứa tuổi nhưng tâm hồn anh vẫn luôn lạc quan. Hôm gặp anh ở xưởng sản xuất phôi nấm cùng ông chủ đang nhặt những tạp chất, những mẩu gỗ còn dư sót trong mùn cưa (một trong những nguyên liệu chính để làm nấm) mới thấy sự lành nghề với đôi tay thoăn thoắt của anh. Anh nói: “Lựa tạp chất trong mùn cưa, trộn mùn cưa với vôi rồi cho vào bịch đi hấp chín, tưới nấm, hái nấm là công việc thường làm của tôi trong 2 năm nay”… Anh Hoa với công việc hái nấm hàng ngày
Nói về cuộc đời mình, anh tâm sự, những năm tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ba anh không hề hay biết chất độc hóa học dioxin đã ngấm vào cơ thể mình. Khi lập gia đình, 4 đứa con lần lượt ra đời đều lành lặn, nhưng đến năm 7 tuổi, riêng anh bị lên cơn sốt cao, gia đình đưa anh đến bệnh viện thìtay trái và chân trái anh teo rút lại, kết quả xét nghiệm tủy cho kết quả anh bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Thương tình cảnh này, người hàng xóm đã xin nhận anh làm con nuôi, từ đó anh sống với bà mẹ này cho đến nay. Dù không khỏe mạnh như bao người, anh vẫn quyết đi làm để tự nuôi bản thân và chăm sóc mẹ nuôi của mình, anh làm đủ thứ nghề, hễ ai kêu gìlàm nấy. Cảm thương hoàn cảnh của anh, để giúp anh có nguồn thu nhập ổn định với công việc đỡ vất vả hơn hàng xóm đã giới thiệu anh vào làm ở cơ sở sản xuất phôi nấm, với thu nhập 30.000 đồng/ngày. Ông chủ thường giao cho anh những việc nhẹ nhàng. Hôm nào làm nặng một chút thìcuối tuần ông chủ sẽ có thưởng riêng cho anh.
Vượt lên chính mình! Hiện nay, số tiền trợ cấp mà anh nhận theo đối tượng bảo trợ xã hội và nạn nhân chất độc da cam/dioxin, anh dành hết cho ba, còn tiền kiếm được, anh và mẹ nuôi sống qua ngày. Anh tâm sự: “Ước mơ của tôi là có vốn để có một trại nấm riêng”. Biết được ước mơ của anh, ông chủ Nguyễn Phước Lợi hứa sẽ hết lòng hỗ trợ, truyền đạt lại kinh nghiệm cho anh, mong anh thành công trong cuộc sống.
NGỌC NHƯ