Xây nhà cho người có công: Thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Cập nhật: 13-12-2016 | 07:39:12

Trong Di chúc, Bác Hồ có dặn “Đối với những người dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cn bộ, binh sĩ, dân quân, du kích…), Đng, Chính phvà đồng bào phi tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chn ở yên ổn, đồng thi phi mở nhng lp dạy nghề thích hợp vi mỗi ngưi để họ có thể “dn dn tự lực cánh sinh”. Thấm nhun tư tưởng ca Ngưi, ton Đảng, ton quân và toàn dân ta luôn ra sức đẩy mnh phong tro đền ơn đp nghĩa. Riêng Bình Dương đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho ngưi có công (NCC), đặc biệt là việc xây dựng nhà tình nghĩa.

Phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An bàn giao căn nhà tình nghĩa cho gia đình bà Trần Thị Hai, khu phố Đông Tư Ảnh: T.LÝ

Mãi ghi nhớ

Sau khi tách tỉnh, mặc dù tỉnh còn gặp nhiều khó khăn nhưng các chính sách ưu đãi NCC không ngừng được hoàn thiện theo hướng ngày càng được mở rộng, đặc biệt là việc xây dựng nhà tình nghĩa để NCC có nơi ăn chốn ở ổn định. Bà Huỳnh Thị Hồng Thu, nguyên Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định, việc xây nhà tình nghĩa là công tác quan trọng hàng đầu trong phong trào chăm sóc đời sống cho các gia đình chính sách, vì bước đầu tạo nên sự “an cư” và cùng với các chương trình phối hợp khác tạo điều kiện “lạc nghiệp” để ổn định cuộc sống cho đối tượng có công với nước.

Cụ thể, từ 1997-2013, toàn tỉnh đã xây dựng và sửa chữa được 5.303 căn nhà tình nghĩa, với tổng số tiền trên 90 tỷ đồng, kinh phí từ nguồn vận động và ngân sách tỉnh (năm 1997 mức hỗ trợ xây dựng 1 căn là 40 triệu đồng và sửa chữa là 20 triệu đồng, đến năm 2011 đã tăng lên 60 triệu đồng cho xây dựng mới và sửa chữa là 30 triệu đồng). Riêng giai đoạn 1997-2005, số căn nhà tình nghĩa được xây dựng khá nhiều với 3.125 căn xây mới, sửa chữa 1.087 căn. Nhờ sự nỗ lực đó, đến năm 2005, Bình Dương cơ bản hoàn thành việc xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách còn khó khăn về nhà ở.

Sống trong căn nhà tình nghĩa được xây tặng cách đây 12 năm, mẹ Đỗ Thị Đẻo, xã Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên nhớ mãi vào ngày được nhận căn nhà mới. Mẹ kể, mẹ có 2 người con tham gia kháng chiến và hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thấy nhà mẹ xập xệ, lãnh đạo địa phương đã xây nhà tặng mẹ. Sống trong căn nhà khang trang, mẹ cảm thấy vui, hạnh phúc vì thế hệ trẻ đã quan tâm, chăm lo cho mẹ, giúp mẹ sống vui những năm tháng cuối đời. Cũng như mẹ Đẻo, những NCC được xây tặng nhà tình nghĩa mà chúng tôi gặp đều cảm thấy rất vui. Với căn nhà khang trang họ có điều kiện để làm ăn phát triển kinh tế gia đình. Từ đó, rất nhiều hộ gia đình chính sách, NCC đã vươn lên trở thành hộ khá, giàu. Họ cũng đã chung sức san sẻ lại cho những gia đình NCC khó khăn, giáo dục con cháu trở thành công dân tốt để xứng đáng là con cháu những người anh hùng.

Nhà nước và nhân dân cùng làm

Điểm nổi bật tạo nên khí thế của phong trào xây dựng nhà tình nghĩa tại Bình Dương chính là tính tự nguyện tự giác trong cộng đồng xã hội. Tỉnh đã thực hiện tốt trách nhiệm trong việc chăm lo cho các gia đình chính sách, vận động toàn xã hội tham gia với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” một cách

 hợp lý. Hàng năm, các đơn vị, địa phương, cơ quan của tỉnh luôn đề ra chỉ tiêu phấn đấu vận động ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa. Để có kinh phí thực hiện kế hoạch xây nhà tình nghĩa, ngoài việc sử dụng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Vì người nghèo” và xin hỗ trợ từ ngân sách, tỉnh giao sở, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia ủng hộ xây nhà tình nghĩa.

Dù việc xây dựng nhà tình nghĩa tính đến nay đã đạt được những kết quả to lớn, nhưng Bình Dương vẫn cảm thấy chưa hài lòng. Do vậy, UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3446/QĐ-UBND vào năm 2013 về Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Theo đề án, tổng số hộ được đề nghị hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa nhà ở là 294 hộ; trong đó xây dựng mới là 63 hộ, sửa chữa 231 hộ với tổng kinh phí thực hiện là 10,71 tỷ đồng.

Thực hiện đề án trên, ông Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đề nghị ngành lao động- thương binh & xã hội triển khai các địa phương rà soát lại đối tượng cần được hỗ trợ nhà ở; đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng. Trước mắt, ưu tiên xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 294 hộ đã được phúc tra theo tinh thần nhà ở của hộ nào bị hư hỏng nhiều phải làm trước… Bên cạnh đó, cần tiếp tục triển khai tuyên truyền, vận động thực hiện Quyết định 22/2013/ QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở.

Có thể nói, trong những năm qua, phong trào xây dựng nhà tình nghĩa góp phần không nhỏ vào việc an cư cho các gia đình chính sách. Phong trào không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội mà còn mang tính giáo dục cao, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

 

 T.LÝ

 

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=826
Quay lên trên