Facebook có thể gây nghiện. Ảnh: Guardian. |
Cụ thể, nhóm chuyên gia đã tuyển 2.844 tình nguyện viên có sử dụng Facebook, sau đó giao ngẫu nhiên một nửa trong số đó nhiệm vụ khóa tài khoản tạm thời trong một tháng. Để đảm bảo chính xác, các tình nguyện viên được trả tiền nhưng phải ký vào cam kết không sử dụng mạng xã hội của Mark Zuckerberg, đồng thời gửi phản hồi hàng ngày.
Kết quả cho thấy, những người khóa Facebook có cảm giác khó chịu ban đầu, nhưng sau đó bắt đầu có các biểu hiện tích cực, đặc biệt liên quan đến sức khỏe. Họ bắt đầu cảm thấy hạnh phúc hơn, hài lòng với cuộc sống, đồng thời vấn đề trầm cảm và lo lắng có dấu hiệu giảm theo thời gian.
"Đăng xuất khỏi Facebook và mạng xã hội nói chung có thể mang đến những điểm tích cực vượt mong đợi, đó là gia tăng sự chủ quan, kích động sự chú ý xung quanh, cũng như thời gian dành cho gia đình và bạn bè nhiều hơn", một chuyên gia của nhóm nghiên cứu nhận xét.
Nhóm thừa nhận Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung có nhiều mặt tích cực, như kết nối mọi người, là nguồn thông tin, cộng đồng và giải trí quan trọng, đặc biệt là những ai bị cô lập về mặt xã hội. Tuy vậy, nhược điểm của phương tiện truyền thông xã hội này là có thật và không thể chối bỏ.
Trước đó, một số chuyên gia cũng cho rằng Facebook có thể gây nghiện tương tự chất kích thích. "Hệ thống của những nền tảng như Facebook được xây dựng để khiến người dùng chạy theo, tương tự hình thức đánh bạc hoặc lạm dụng chất gây nghiện", Sean Parker, một cựu lãnh đạo Facebook, cho biết. "Với nhiều người, sự tham gia Facebook cũng giống như được tiếp thêm dopamine (một chất kích thích sự hưng phấn)".
Theo VNE