Lời cảnh báo gây sốc về số phận trái đất

Cập nhật: 16-07-2013 | 00:00:00
Nhằm thúc đẩy xã hội cùng chung tay hành động bảo vệ trái đất, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cùng Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên (NRDC) đã cho ra đời những poster "khóc thương cho số phận trái đất" đầy ám ảnh.Một chú gấu Bắc cực phải cởi bộ lông của mình vì quá nóng. Bức poster này được sáng tạo bởi công ty quảng cáo TBWA (Bỉ) trong chiến dịch The Big Ask trên quy mô 17 quốc gia châu Âu.   Chiến dịch này tổ chức nhằm kêu gọi người dân Bỉ cùng ký vào một bản khuyến nghị chính phủ nước này cải thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ môi trường, ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Một con gấu Bắc Cực phải cởi bộ lông của nó vì quá nóng. Bức poster này được sáng tạo bởi công ty quảng cáo TBWA, Bỉ trong chiến dịch The Big Ask trên quy mô 17 quốc gia châu Âu. Chiến dịch này nhằm kêu gọi người dân Bỉ cùng ký vào một bản khuyến nghị của chính phủ nước này nhằm cải thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường, ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Bức poster mô tả cái chết gấu Bắc Cực vì sự nóng lên toàn cầu. Trên thực tế, những vùng biển chết như thế này không chỉ là viễn cảnh trong tương lai. Thống kê của Liên Hợp Quốc cho biết, trong vòng 5 năm từ 2003 - 2008, trên thế giới đã có 450 vùng biển không sự sống.    Mới đây nhất, cơ quan Quản lý đại dương và khí quyển Mỹ đã công bố một vùng biển có diện tích 22.000km2 ở vịnh Mexico, tương đương diện tích bang New Jersey sẽ trở thành một vùng biển chết do hệ quả của việc ô nhiễm đất nông nghiệp trầm trọng ở khu vực này.

Bức poster mô tả cái chết gấu Bắc Cực vì sự nóng lên toàn cầu. Trên thực tế, những vùng biển chết như thế này không chỉ là viễn cảnh trong tương lai. Thống kê của Liên Hợp Quốc cho biết, trong vòng 5 năm từ 2003 - 2008, trên thế giới đã có 450 vùng biển “không sự sống”. Mới đây nhất, cơ quan Quản lý đại dương và khí quyển Mỹ đã công bố một vùng biển có diện tích 22.000 km2 ở vịnh Mexico, tương đương diện tích bang New Jersey sẽ trở thành một vùng biển chết do hệ quả của việc ô nhiễm đất nông nghiệp trầm trọng ở khu vực này.

Bằng cách miêu tả hình ảnh một con vật nuôi gần gũi với chúng ta - chú chó đang bơ vơ trên một tảng băng trôi lững lờ, tác giả của tấm poster muốn cho thấy rằng, sự nóng lên toàn cầu không chỉ ảnh hưởng đến các động vật hoang dã ở vùng xa xôi mà còn tác động đến cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Thông điệp của poster này muốn gửi gắm là: "sự nóng lên toàn cầu đe dọa tất cả các sinh vật sống."   Theo công bố của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), hiện nay có 21.000 loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Minh chứng điển hình là rạn san hô Great Barrier Reef ở Australia đang xuống cấp nghiêm trọng vì lốc xoáy, lũ lụt và ô nhiễm.

Bằng cách miêu tả hình ảnh một con vật nuôi gần gũi với con người, đó là con chó đang bơ vơ trên một tảng băng trôi lững lờ, tác giả của tấm poster muốn mọi người thấy rằng, sự nóng lên toàn cầu không chỉ ảnh hưởng đến các động vật hoang dã ở vùng xa xôi mà còn tác động đến cuộc sống hàng ngày của con người. Thông điệp của poster này muốn gửi gắm là: "sự nóng lên toàn cầu đe dọa tất cả các sinh vật sống". Theo công bố của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), hiện có 21.000 loài sinh vật đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Minh chứng điển hình là rạn san hô Great Barrier Reef ở Australia đang xuống cấp nghiêm trọng vì lốc xoáy, lũ lụt và ô nhiễm.

Ngừng biến đổi khí hậu trước khi nó biến đổi bạn chính là thông điệp của bức poster này. Hình ảnh người đàn ông với khuôn mặt giống cá không phải một sự mô tả chính xác về mặt sinh học. Song nó gây ấn tượng mạnh nếu nghĩ về tương lai: khi Trái đất nóng lên, mực nước biển tăng và nhấn chìm tất cả, con người sẽ phải thở bằng mang nếu như muốn tồn tại.

“Ngừng biến đổi khí hậu trước khi nó biến đổi bạn” chính là thông điệp của poster này. Hình ảnh người đàn ông với khuôn mặt giống cá không phải một sự mô tả chính xác về mặt sinh học. Song nó gây ấn tượng mạnh nếu nghĩ về tương lai: Khi trái đất nóng lên, mực nước biển tăng và nhấn chìm tất cả, con người sẽ phải thở bằng mang nếu như muốn tồn tại.

Một trong những hậu quả khôn lường của việc Trái đất nóng lên là sự gia tăng của mực nước biển. Theo ước tính, tới năm 2100, mực nước biển có thể dâng lên 0,8-2m.   Không những thế, với tình trạng này, nguy cơ dải băng lớn ở Greenland sẽ biến mất. Khi đó, mực nước sẽ đẩy tới hơn 7m, đủ để nhấn chìm London và Los Angeles. Các bạn có muốn hình ảnh trong tấm poster là tương lai của con cháu mình sau này?

Một trong những hậu quả khôn lường của việc trái đất nóng lên là sự gia tăng của mực nước biển. Theo ước tính, tới năm 2100, mực nước biển có thể dâng lên 0,8-2 m. Không những thế, với tình trạng này, nguy cơ dải băng lớn ở Greenland sẽ biến mất. Khi đó, mực nước sẽ đẩy tới hơn 7m, đủ để nhấn chìm London và Los Angeles. Các bạn có muốn hình ảnh trong tấm poster là tương lai của con cháu mình sau này?

Nắm đấm là tên gọi của tấm poster ra đời ở Brazil này. Nó gửi tới thông điệp: Con người sẽ nhận lại đúng những gì mình đã cho thiên nhiên.   Hình ảnh nắm đấm mây lấy cảm hứng từ con bão Katrina năm 2004, một cơn bão nhiệt đới bất thường và là hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu. Theo ước tính, sau khi cơn bão này đi qua Đông Nam Brazil, thiệt hại nó gây ra lên tới 350 triệu USD (gần 7.400 tỷ VND).

Nắm đấm” là tên gọi của tấm poster ra đời ở Brazil. Nó gửi tới thông điệp: “Con người sẽ nhận lại đúng những gì mình đã cho thiên nhiên”. Hình ảnh nắm đấm mây lấy cảm hứng từ con bão Katrina năm 2004, một cơn bão nhiệt đới bất thường và là hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu. Theo ước tính, sau khi cơn bão này đi qua Đông Nam Brazil, thiệt hại nó gây ra lên tới 350 triệu USD (gần 7.400 tỷ VND).

Tháng 3/2008, cơ quan truyền thông Hàn Quốc - Daehong đã cho sản xuất một loạt các poster như thế này nhằm gia tăng hiểu biết của người dân về hệ sinh thái Trái đất cũng như kêu gọi chống lại các hoạt động phá hoại môi trường khiến mực nước biển dâng.    Không chỉ ở riêng Hàn Quốc, cả châu Âu trong tháng 6/2013 đã thoi thóp vì lụt lội. Khi con sông Danube dâng cao tới mức kỷ lục 8,9m, hàng ngàn người dân Đức, Áo, Slovakia, Ba Lan và Cộng hòa Séc đã phải sơ tán khỏi chỗ ở vì vỡ đê và dòng nước lũ nhấn chìm tất cả.

Tháng 3/2008, cơ quan truyền thông Hàn Quốc - Daehong sản xuất một loạt các poster như thế này nhằm gia tăng hiểu biết của người dân về hệ sinh thái trái đất cũng như kêu gọi chống lại các hoạt động phá hoại môi trường khiến mực nước biển dâng. Không chỉ ở Hàn Quốc, cả châu Âu trong tháng 6/2013 đã “thoi thóp” vì lụt lội. Khi con sông Danube dâng cao tới mức kỷ lục 8,9m, hàng ngàn người dân Đức, Áo, Slovakia, Ba Lan và Cộng hòa Czech phải sơ tán khỏi chỗ ở vì vỡ đê và dòng nước lũ nhấn chìm tất cả.

Với tên gọi, Empire State, poster này đã thể hiện quá rõ ý đồ của tác giả. Đây chính là hình ảnh của nước Mỹ với những đám mây đen đặc từ các nhà máy công nghiệp và tất cả chìm trong nước với "sự cai quản" của bầy cá mập.

Với tên gọi, “Empire State”, poster này đã thể hiện rõ ý đồ của tác giả. Đây chính là hình ảnh của nước Mỹ với những đám mây đen đặc từ các nhà máy công nghiệp và tất cả chìm trong nước với "sự cai quản" của bầy cá mập.

Trái đất đang tan chảy như một que kem và ai là người ăn kem? Chính con người đang tự hủy hoại cuộc sống của chính mình. Biến đổi khí hậu không ở xa xôi mà gần ngay trước mắt bạn.    Mới đây, Viện Nghiên cứu Tác động Biến đổi Khí hậu Postdam đã đưa ra một báo cáo khoa học, trong đó, khẳng định Đông Nam Á là khu vực chịu tác động cực đoan nhất từ sự nóng lên toàn cầu. Theo đó, mức nhiệt độ trung bình sẽ đạt 40 độ C và thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất.

Trái đất đang tan chảy như một que kem và ai là người ăn kem? Chính con người đang tự hủy hoại cuộc sống của chính mình. Biến đổi khí hậu không ở xa xôi mà gần ngay trước mắt bạn. Mới đây, Viện Nghiên cứu Tác động Biến đổi Khí hậu Postdam đưa ra một báo cáo khoa học, trong đó, khẳng định Đông Nam Á là khu vực chịu tác động cực đoan nhất từ sự nóng lên toàn cầu. Theo đó, mức nhiệt độ trung bình sẽ đạt 40 độ C và thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất.

Bạn có thể làm gì để giảm lượng khí thải CO2 giúp trái đất "chậm" nóng lên, chỉ bằng những việc làm thường ngày?

- Chuyển dần sang đi bộ, đạp xe đạp, sử dụng xe bus thay vì để bố mẹ đèo xe máy hay ôtô khi đi học, đi chơi.

- Tìm cách hạn chế sử dụng nguồn năng lượng từ củi/than đốt hay gas. Thay vào đó, con người có thể tìm hiểu việc sử dụng năng lượng mặt trời.

- Tích cực trồng cây xanh. Mỗi người có thể trồng một cây cảnh nhỏ xinh vừa để trang trí, vừa giúp môi trường sạch hơn.

Theo Trí thức trẻ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=368
Quay lên trên