Xử trí
Khi trẻ bị trớ sữa, đặt trẻ nằm đầu thấp, nghiêng bên để chất nôn không bị đổ ngược lại đường thở gây hít, sặc sữa. Nếu trẻ có nôn ra đường mũi nhanh chóng làm sạch mũi bằng hút mũi trực tiếp bằng miệng hoặc ống hút. Nếu đã xử trí nhưng trẻ không giảm mà có tím tái phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Phòng trớ sữa sinh lý cho trẻ
Cho trẻ bú mẹ đúng cách: mẹ ngồi cho trẻ bú tốt hơn nằm. Khi cho trẻ bú mẹ bế trẻ sao cho đầu thân và chân trẻ cùng nằm thẳng, miệng trẻ mở rộng ngậm bắt toàn bộ quầng vú mẹ. Trẻ bú trong vòng 15 phút trẻ đã no, nếu cho trẻ ngậm vú lâu, bầu vú đã hết sữa trẻ nút vú không, hơi sẽ vào dạ dày làm dạ dày căng cũng làm trẻ trớ sữa.
Nếu bú sữa ngoài, lượng sữa phù hợp với thể tích dạ dày của trẻ nếu nhiều hơn thể tích dạ dày trẻ cũng bị trớ sữa. Trẻ sơ sinh có thể tích dạ dày 30 - 40ml, sau đó lớn dần đạt 100ml khi trẻ được 3 tháng do đó bà mẹ chú ý đọc kỹ hướng dẫn cách pha của nhà sản xuất. Khi trẻ bú bình, luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa. Không để bình sữa nằm ngang trong khi bú, tránh tình trạng bé bú hơi trong bình sữa.
Bú xong khoan cho trẻ nằm ngay, nên bế trẻ hoặc vác trẻ trên vai khoảng 5 phút cho trẻ ợ xong mới cho trẻ nằm. Cần bế trẻ theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hơi. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao. Cũng không đùa giỡn, tâng bổng lên xuống.
BS. NGUYỄN THỊ BẠCH TUYẾT