Bệnh bướu cổ và cách phòng tránh

Cập nhật: 02-11-2012 | 00:00:00

Bướu cổ là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới mà nguyên nhân hay gặp là do thiếu i-ốt. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 200 - 300 triệu người bị mắc bệnh bướu cổ do thiếu i-ốt. Nhân ngày “Toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt” (2-11), phóng viên Báo Bình Dương có buổi trao đổi với bác sĩ (BS) Phạm Văn Cường, Phó Trưởng khoa Nội tiết - Sốt rét (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh) về bệnh này và cách phòng ngừa.

- Bệnh bướu cổ là gì, thưa BS?

- Bướu cổchỉ triệu chứng chứkhông phải một bệnh cụthể. Đólàhiện tượng to ra của tuyến giáp. Khi tuyến giáp to ra một phần hay toàn bộ do một nguyên nhân nào đó gây ra, sinh lý hoặc bệnh lý người ta thường gọi đó là bướu cổ hay bướu giáp.

- Xin BS cho biết dấu hiệu nhận biết bệnh bướu cổ?

- Chúng ta có thểnhận biết bằng cách sờ cổ, nếu cổ bị cứng và bành ra thì tức là đã bị bướu lớn nhưng khi bướu chỉ mới phát sinh hoặc còn nhỏ thì hầu như không thểcảm nhận được. Tuy nhiên, chúng ta có thểnhận biết sự có mặt của nó qua các biểu hiện như: cảm thấy đau cổ họng hoặc luôn có cảm giác cổ họng bị ứ đầy, khó nuốt, khó thở; cảm thấy hồi hộp, có những cơn đau tim thoáng qua; đổ mồ hôi nhiều, sút cân nhanh; mệt hoặc căng thẳng, trí nhớ giảm sút; bị táo bón, da khô, cảm thấy lạnh…

- Các trường hợp bướu cổ thì có nên hoặc không nên mổ không, thưa BS?

- Trong trường hợp bướu được BS chỉ định phẫu thuật, như: các loại bướu giáp nếu điều trị nội khoa bảo tồn và điều trị bằng i-ốt đồng vị phóng xạ không có kết quả; bướu giáp thểnhân nhu mô cần cắt bỏ sớm vì dễ ung thư hóa, nhất là ở bệnh nhân nam trên 40 tuổi; các loại bướu giáp thểnang to nhanh chứa đầy máu và các bướu chìm sau xương ức, có kèm theo các dấu hiệu chèn ép rõ rệt các cơ quan trong trung thất hoặc đe dọa vỡ; các u độc tuyến giáp với các dấu hiệu rối loạn chức năng rõ rệt; ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu…

Chống chỉ định phẫu thuật với các trường hợp như: bướu giáp thểlan tỏa điều trị nội khoa bảo tồn có kết quả tốt được thểhiện qua việc thấy bướu nhỏ đi, các dấu hiệu chức năng mất dần; ung thư tuyến giáp ở giai đoạn cuối đã có di căn; bệnh basedow điều trị nội khoa hoặc bằng chất i-ốt đồng vị phóng xạ có kết quả tốt; bệnh basedow trong giai đoạn chưa ổn định: mạch còn nhanh hơn 90 lần/phút, chuyển hóa cơ bản cao hơn 20%... mổ ở giai đoạn này tỷ lệ tử vong cao do biến chứng cơn bão giáp trạng; các loại bướu giáp sinh lý và viêm tuyến giáp trạng giả bướu loại Hashimoto hoặc Riedel cũng không nên phẫu thuật.

- Xin BS cho biết phương pháp điều trị bằng thuốc và cách phòng tránh bệnh bướu cổ?

- Trường hợp bệnh nhân bị bướu cổ phải điều trị nội khoa bằng thuốc thì tùy theo loại bướu giáp và chức năng tuyến giáp mà có thời gian điều trị khác nhau. Với bướu giáp có kèm theo cường giáp thì thời gian điều trị với thuốc kháng giáp tổng hợp tối thiểu là 6 tháng. Còn bướu giáp thông thường với chức năng tuyến giáp bình thường thì điều trị với hormone tuyến giáp khoảng 2 năm. Với bướu giáp có thiểu năng tuyến giáp (suy giáp) thì thời gian điều trị với thuốc là hormon tuyến giáp phải kéo dài, có khi là suốt đời. Tuy nhiên, điều trị nội khoa chỉ là bước đầu, sau đó phải điều trị bằng phẫu thuật hay bằng i-ốt đồng vị phóng xạ, nếu không tỷ lệ tái phát sẽ khá cao.

Bệnh này có thểphòng ngừa bằng các biện pháp bổ sung muối i-ốt qua một số thực phẩm, nước uống… Việc bổ sung i-ốt qua muối ăn được chứng minh là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nếu cung cấp quá nhiều i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày trong một thời gian dài cũng đưa đến tình trạng gia tăng bướu cổ.

T.PHƯƠNG (thực hiện)

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=316
Quay lên trên