Phòng ngừa bệnh bướu cường giáp: Cần bổ sung lượng i-ốt cần thiết

Cập nhật: 02-11-2012 | 00:00:00

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 2-11 hàng năm là ngày “Toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt”, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân trong cả nước tham gia hưởng ứng sử dụng muối iốt, phòng chống rối loạn do thiếu hụt iốt gây ra như bệnh đần độn, bướu cổ…

Thiếu i-ốt ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Thiếu i-ốt có thểdẫn đến sẩy thai, khuyết tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, đần độn, bướu cổ.

Tác hại của thiếu i-ốt

Bác sĩ Phạm Văn Cường, Phó Trưởng khoa Nội tiết - Sốt rét (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh) cho biết, i-ốt là một vi chất dinh dưỡng, dù chỉ một lượng nhỏ, nhưng rất cần thiết cho cơ thể. Thiếu i-ốt có thểgây tác hại cho mọi lứa tuổi, nhưng lứa tuổi dễ bị bệnh nhất là thời kỳ bào thai và trẻ nhỏ. Bướu cổ và đần độn là hai biểu hiện thường gặp liên quan đến thiếu i-ốt. Bướu cổ có thểxuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời.  

 Nên sử dụng muối i-ốt trong chế biến thức ăn hàng ngày để phòng bệnh bướu cổ

Trong thời kỳ bào thai, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc vào hormon giáp của người mẹ ngấm qua nhau thai sang con. Hormon này rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Thiếu i-ốt ở 2 tháng đầu thời kỳ mang thai, con sẽ bị câm, điếc, đần độn, bướu cổ trẻ sơ sinh và thiểu năng giáp... Khi đã bị đần độn do thiếu hụt i-ốt thì không thểnào chữa được và tuổi thọ thường không quá 24 tuổi. Hay gặp nhất là đần độn thểnhẹ: trẻ chậm lớn (lùn), chậm phát triển trí tuệ, học tập kém, lao động kém... Ngoài ra, thiếu i-ốt cũng gây ra một số bệnh khác cho người mẹ như: thai chết lưu, đẻ non, sẩy thai...

Còn ở tuổi dậy thì thiếu i-ốt thường gây bướu cổ, các biến chứng của bệnh bướu cổ, thiểu năng giáp. Khi bị thiểu năng giáp, chúng ta luôn cảm thấy mệt mỏi, lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ, lao động sẽ rất nhanh mệt.

Nhiều biến chứng nguy hiểm

Bác sĩ Phạm Văn Cường cho biết thêm, việc thiếu i-ốt là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh bướu cổ, do i-ốt là yếu tố quan trọng cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Khi tuyến giáp trạng không nhận được đầy đủ hàm lượng i-ốt, sẽ tạo kích thích tố giáp trạng, làm cho sự bài tiết bị sụt giảm. Lúc đó, tuyến giáp trạng phải tăng thêm kích thước đểsản xuất hormon, sưng to, tạo thành bướu cổ. Bướu cổ mới bắt đầu nhỏ mặt bóng nhẵn, về sau có thểto, cứng thành cục hoặc nang, bề mặt có thểcó tĩnh mạch nổi còng quèo. Trường hợp quá to sẽ có hiện tượng chèn ép như nếu chèn ép khí quản sinh ho, khó thở, vướng cổ, chèn ép thực quản thì nuốt khó, chèn hầu họng thì khàn giọng... Có khi xuất huyết trong nang gây đau và bướu to đột ngột.

Thiếu i-ốt cũng gây ra những hậu quả lớn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, sự phát triển của nòi giống và kinh tế - xã hội đất nước.

Cơ thểkhông tự tổng hợp được i-ốt nên cần phải được bổ sung i-ốt thường xuyên và mãi mãi. Thực phẩm là con đường chính đểbổ sung i-ốt cho cơ thể, bên cạnh đó cần sử dụng thêm muối i-ốt, bột canh i-ốt và các chế phẩm có i-ốt đểcơ thểcó đủ lượng i-ốt cần thiết giúp phòng chống các bệnh do thiếu i-ốt gây ra.

  Để phòng ngừa bướu cổ:

Việc phòng ngừa bướu cổ hiện nay chủ yếu dựa vào bổ sung đầy đủ lượng i-ốt trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, với những bệnh nhân đã mắc bệnh bướu cường giáp thì tuyệt đối không nên dùng thức ăn chứa i-ốt. Cũng cần lưu ý không dùng quá nhiều thực phẩm chứa chất flavon: chất này khi hấp thụ vào đường ruột sẽ bị vi khuẩn phân giải thành các loại axít ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.

 

 T.PHƯƠNG

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=248
Quay lên trên