Thời gian qua, hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã đượ c các cấp, các ngành triển khai tích cực, nghiêm túc, chặt chẽ. Tuy nhiên, diễn biến mới của dịch bệnh vẫn còn lây lan và diễn b iến phức tạp. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động chuyển đổ i hình thức giao dịch trực tiếp sang hình thức giao dịch điện tử, nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh Cov id -19 trên diện rộng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Cán bộ công nhân viên chức Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương đang làm thủ tục xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng
Khuyến khích thanh toán tiền bằng “ví điện tử”
Đến Siêu thị BigC, phóng viên ghi nhận, trên mỗi lầu được bố trí một quầy dành riêng cho nhân viên chuyên bán hàng qua điện thoại và bằng các hình thức giao dịch trên internet. Tại khu vực chăm sóc khách hàng, chị Võ Ánh Hồng, quản lý bộ phận giao hàng trực tuyến, hướng dẫn khách hàng các thao tác đặt hàng của Siêu thị BigC bằng cách tải App store về máy điện thoại. Chị Hồng cho biết, ngoài trang website của hệ thống Siêu thị BigC, khách hàng có thể mua hàng qua phần mềm ứng dụng Grab Mart, hoặc gọi điện qua số điện thoại tổng đài. Nhân viên siêu thị sẽ giao hàng cho khách tại nhà, hỗ trợ khách hàng hạn chế ra ngoài, tránh được nguy cơ lây nhiễm của dịch bệnh Covid-19 trong thời điểm hiện nay. Đối với những khách hàng mua hàng tại siêu thị, lượng khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán tiền bằng thẻ tín dụng ATM, Samsung Pay hoặc chuyển khoản thanh toán bằng tài khoản ngân hàng điện tử trên điện thoại thông minh của mình ngày càng nhiều”.
Chị Dương Thị Lệ Mỹ, Trưởng bộ phận ngành hàng tiêu dùng nhanh, Siêu thị BigC, chi nhánh Bình Dương, cho biết: “Từ khi dịch bệnh bùng phát lần thứ 2, để tránh tình trạng khách hàng chen mua hàng tích trữ như đợt dịch bệnh lần trước, hệ thống Siêu thị BigC đã phối hợp với Grab, ra mắt trang ứng dụng Grab Mart để phục vụ khách hàng. Mùa dịch bệnh này, số lượng khách mua hàng qua điện thoại, qua trực tuyến tăng 25%; qua ứng dụng Grab Mart tăng 20% so với trước khi chưa có dịch bệnh Covid-19”.
Có mặt tại Công ty Cổ phần Nước - Môi trường (Biwase) Bình Dương, “văn phòng điện tử” của công ty đã được “kích hoạt” từ rất lâu, nhằm tránh tiếp xúc gần với nguồn lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng. Anh Trần Chất Phát, kế toán viên, phụ trách mảng thu hộ, Công ty Biwase, giải thích: “Văn phòng điện tử có nghĩa là mọi giao dịch bằng văn bản giấy được chuyển đổi sang hình thức điện tử, sử dụng chữ ký số trên văn bản. Ngay từ khi có dịch bệnh Covid-19 xuất hiện ở nước ta, công ty đã sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý tất cả mọi hoạt động công việc hàng ngày. Trước đây, chỉ sử dụng phần mềm dịch vụ công trực tuyến để xử lý, sao chép, lưu thông văn bản đến/đi, xuất hóa đơn thông qua hệ thống phần mềm điện tử. Về việc thu tiền nước sinh hoạt hàng tháng, ngoài sự liên kết với các ngân hàng, hệ thống siêu thị, công ty cũng mở rộng liên kết với các “ví điện tử” như: Momo, Payoo, VNPay, VNPTPay, ViettelPay… Những khách hàng có điện thoại kết nối internet có thể tải ứng dụng “ví điện tử” qua App store để có thể thanh toán tiền nước tại nhà, không phải mất công ra ngân hàng hay siêu thị để thanh toán tiền nữa”.
Ông Trần Chiến Công, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nước- Môi trường Bình Dương, cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và công văn của UBND tỉnh về việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới, công ty đã chỉ đạo các chi nhánh phát thông báo, phát tờ rơi về hướng dẫn cách thức thanh toán tiền nước hàng tháng bằng các hình thức “ví điện tử” trên điện thoại kết nối internet, đến từng hộ gia đình. Bên cạnh đó, công ty khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp giao dịch hợp đồng, hồ sơ và các dịch vụ khác qua ứng dụng công nghệ thông tin để tránh tiếp xúc gần, phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng”.
Đẩy mạnh tuyên truyền
Vừa qua, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, về việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Cục Thuế tỉnh đã triển khai tuyên truyền thực hiện thủ tục hành chính thuế qua Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG) cho người nộp thuế. Với quan điểm công khai, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm phục vụ, Cổng DVCQG kết nối cung cấp thông tin về thủ tục hành chính và Dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ thực hiện, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc.
Ông Nguyễn Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, cho biết: “Để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến thuế trên Cổng DVCQG, người nộp thuế chỉ cần truy cập vào một địa chỉ duy nhất http://dichvucong. gov.vn, đăng ký mở tài khoản. Sau khi có tài khoản, người nộp thuế có thể sử dụng một trong các loại thiết bị kết nối internet (máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng), truy cập vào Cổng DVCQG để sử dụng dịch vụ: Khai thuế; nộp thuế; nộp giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất… Ngoài ra, cũng bằng tài khoản đã đăng ký, người nộp thuế có thể sử dụng dịch vụ công khác của tỉnh/thành phố, các bộ, ngành, đồng thời có thể giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính. Việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến có thể thực hiện từ xa, 24/7”.
Hiện nay, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều triển khai giao dịch thương mại điện tử, thay thế hình thức giao dịch bằng văn bản giấy truyền thống trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn một vài doanh nghiệp chưa hoàn thiện hết phần mềm nên chưa thể tận dụng hết tính năng của ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc. Điển hình như, Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa, phóng viên ghi nhận, phần mềm quản lý công việc của “văn phòng điện tử” đã được triển khai từ lâu. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, vẫn còn một vài tính tăng của phần mềm chưa khai thác triệt để. Ông Trần Đình Chiến, phụ trách văn phòng, Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa, cho biết: “Hiện nay, công ty vẫn phải xuất hóa đơn trực tiếp theo hình thức truyền thống, chưa xuất được hóa đơn điện tử cho các đối tác, lý do lỗi kỹ thuật phần mềm. Công ty đang khắc phục và tiếp tục xây dựng phần mềm quản lý công việc ngày càng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu việc”.
THU HƯỜNG