Huyện Bắc Tân Uyên: Tập trung sản xuất, thúc đẩy đà hồi phục

Cập nhật: 01-11-2021 | 08:34:01

Gn 2 tháng k t ngày công b vùng xanh, tr li trng thái bình thưng mi, nông dân và doanh nghip (DN) trên đa bàn huyn Bc Tân Uyên đang n lc tp trung sn xut nhm khôi phc kinh tế, n đnh th trưng...

 Doanh nghip trên địa bàn huyn tp trung sn xut trong tình hình mi. Trong nh: Sn xut ti Công ty C phn G An Cường, KCN KBS (xã Đất Cuc)

 Nông dân n lc

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và tình hình tiêu thụ nông sản, đặc biệt trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Trong đó phải kể đến lĩnh vực cây ăn trái có múi, một thế mạnh trong ngành trồng trọt của huyện nhà. Ngay sau khi khống chế được dịch bệnh, nông dân, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn cam đã chín đang đợi thương lái đến thu mua, chị Phan Ngọc Lan, ấp cây Dâu, xã Hiếu Liêm, cho biết trong thời điểm thực hiện giãn cách xã hội, vườn cây của gia đình và các hộ khác gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Thương lái hẹn đến thu mua nhưng rồi không thấy. “Đến nay, hoạt động buôn bán đã thuận lợi hơn. Thương lái vừa mới đặt cọc, hẹn vài ngày sau sẽ đến thu gom. Tuy nhiên, thật buồn vì cam rớt giá, chỉ còn 10.000 đồng/kg. Hiện tại, gia đình cũng đang chuẩn bị tiếp tục cho vụ thu hoạch quýt đường sắp tới. Mọi năm trung bình nhà vườn thu về 1,2 - 1,3 tỷ đồng. Năm nay chỉ khoảng 400 - 500 triệu đồng”, chị Phan Ngọc Lan tâm sự.

Tương tự trang trại Hai Ấu, ấp Chánh Hưng, xã Hiếu Liêm với diện tích cây ăn trái có múi 120ha, trung bình hàng năm thu hoạch gần 1.000 tấn. Tuy nhiên, năm nay hàng xuất đi chỉ được khoảng 300 tấn. Hiện tại, với 70 lao động được bố trí làm việc tại trang trại để tiếp tục sản xuất. Ông Lê Hữu Đức, quản lý trang trại, cho biết từ nay đến cuối năm trang trại tập trung làm rải vụ, năng suất bao nhiêu thu hoạch bấy nhiêu, không tập trung sản lượng nhiều cho dịp tết như mọi năm. Dự kiến dịp tết năm nay thu hoạch chỉ khoảng hơn 30 tấn.

Chia sẻ của nhiều nông dân, cho thấy năm nay thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, giá vật tư nông nghiệp lại tăng cao làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập. Người nông dân đang nỗ lực vượt khó tiếp tục sản xuất, hy vọng thị trường sớm ổn định trở lại. Nông dân đã chủ động điều chỉnh mùa vụ và sản lượng nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư.

Doanh nghikhn trương

Bên cạnh sự nỗ lực vượt khó để khôi phục sản xuất nông nghiệp, chính quyền địa phương cũng hỗ trợ tích cực để các doanh nghiệp (DN) vực dậy sản xuất. Để thích ứng trong điều kiện “bình thường mới”, các DN chuyển đổi sang mô hình “3 xanh” nhằm khôi phục tối đa công suất. Ông Lê Hoài Nam, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển công nghiệp KSB (KCN Đất Cuốc), cho biết hiện nay trong KCN có 40 DN đã chuyển sang thực hiện mô hình “3 xanh”, chiếm 71,4% tổng số DN. Bên cạnh có 16 DN đang thực hiện mô hình “3 tại chỗ”. Số công nhân trở lại làm việc tại các công ty trung bình khoảng 80%.

Hiện tại, các công ty đã và đang khẩn trương khôi phục sản xuất, nỗ lực cung ứng các đơn hàng cho đối tác, đồng thời đón đầu những cơ hội mới. Đơn cử, Công ty Cổ phần Gỗ An Cường, với tổng số lao động 515 người. Thời gian đầu thực hiện mô hình “3 tại chỗ” với 428 lao động, bắt đầu thực hiện mô hình “3 xanh” từ ngày 18-10 với 492 lao động. Chị Bùi Thức, quản lý nhân sự công ty, cho biết sau khi trở lại trạng thái “bình thường mới”, tình hình sản xuất đã tạm ổn và khách hàng cũ đã quay lại. Mỗi năm công ty xuất khẩu hàng trăm đơn hàng lớn nhỏ, doanh thu 20 triệu USD, bên cạnh là thị trường nội địa, tổng doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng. Dự kiến từ nay đến cuối năm đơn hàng nhiều, ổn định, chính vì vậy vấn đề cấp thiết lúc này là cần thêm nguồn lao động phục vụ sản xuất.

Chuyển đổi thực từ “3 tại chỗ” sang “3 xanh” với 144/185 lao động, Công ty TNHH KuKjin Vina chuyên sản xuất sợi nhân tạo đang tập trung sản xuất để bù đắp những đơn hàng thiếu hụt trước đó. Mặc dù, hiện nay số lao động quay trở lại làm việc đạt khoảng 80% nhưng vẫn không đủ nguồn nhân lực để sản xuất. Công ty chọn phương án tăng ca, làm thêm giờ để kịp tiến độ.

Có thể nhận thấy, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng với hiệu quả từ công tác phòng, chống dịch của huyện nhà, DN vẫn duy trì sản xuất ổn định. Trong tình hình mới, sự linh hoạt các giải pháp và chủ động đổi mới để khôi phục, duy trì đã giúp hoạt động sản xuất tại các KCN, DN sôi động trở lại.

 Theo lãnh đạo huyện Bắc Tân Uyên, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DN hoạt động sản xuất, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích các DN duy trì, ổn định và mở rộng sản xuất. Việc đưa chuyên gia, lao động nước ngoài tay nghề cao nhập cảnh, phục vụ sản xuất của DN cũng được chú trọng, bảo đảm các quy định về phòng chống dịch.

 TIẾN HẠNH

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=451
Quay lên trên