Willy Brandt với tên thật là Helbert Ernst Karl Frahm, một trong những chính khách lỗi lạc của châu Âu thời hậu chiến đã bị buộc phải từ chức Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức vào giữa năm 1974. Nhưng không phải do các vụ scandal gián điệp như lâu nay người ta vẫn tưởng, mà điều chính yếu là do tính... háu gái của ông ta.
Trong diễn văn giã từ chính trường, W.Brandt thổ lộ: "Tôi không cho mình là một vị thánh và không bao giờ tôi khẳng định, rằng những nhược điểm cố hữu lại là sự cần thiết cho tôi. Nhưng tôi không muốn chuyện đời tư của mình bị lôi lên vũ đài chính trị và trở thành thứ "vũ khí nham hiểm" cho ai đó...".
Ông Willy Brandt bên người tình.
Người phụ nữ đầu tiên trong bảng danh sách các tình nhân dài dằng dặc của Willi Brandt là cô Gerturde Meyer người Berlin. Vốn là một nhà xã hội học kiêm nữ công chức giàu kinh nghiệm, Gerturd dễ dàng chinh phục chàng trai Willi khi ấy mới 16 tuổi. Rồi người đẹp Gerturde rủ Willy chạy trốn khỏi Đức Quốc xã sang Na Uy vào năm 1933.
Hai người thuê một căn phòng ở Oslo và Willy chính thức coi người phụ nữ lớn tuổi hơn là cô vợ "hợp pháp" của mình. Ba năm sau, Gerturde lấy một nhà buôn người Na Uy để nhập được quốc tịch, nhưng vẫn chung sống với Willy... Tới năm 1939 thì họ chia tay nhau.
Lý do: Willy thường vắng nhà thường xuyên và Gerturde cho rằng ông ta đã chán bà. G.Meyer quyết định "bỏ rơi" Willy và cùng chồng sang Mỹ định cư. Sau những cuộc tình chóng vánh của Willy với nhiều cô gái Pháp và Đức, một anh bạn người Na Uy của Willy đã nói: "Willy Brandt đúng là một chàng Don Joan siêu hạng, bởi luôn biết tận dụng thứ nghệ thuật tán tỉnh ưu tú nhất - đó là lòng kiên nhẫn".
Năm 1939, vị thủ tướng tương lai của nước Đức bắt đầu mối tình "thơ mộng và nghiêm chỉnh" với cô Carlotta Torvaldsen người Na Uy. Karlot trẻ hơn Willy đến 10 tuổi và trông "có học" hơn Brandt nhiều. Năm sau thì họ có với nhau một con gái. Tới khi quân phát xít chiếm đóng Na Uy, Willy và Carlotta chuyển sang Thụy Điển và họ chính thức kết hôn tại đó.
Họ thuê cô Rut Hansen 23 tuổi làm vú nuôi trông con. Một năm sau thì Rut Hansen xin được chân thư ký trong một công ty, nhưng... "bỗng dưng" lại trở thành người tình của Willy. Ông tỏ ra khó chịu với thói "trí thức rởm" của vợ và mê cô vú nuôi "có cá tính" hơn. Năm 1948, Willy ly hôn với Carlotta và sống chung với Rut. Sau Thế chiến II, Willy Brandt cùng Rut Hansen trở về Đức. Họ cưới nhau khi Rut đang mang thai, và rồi cuộc tình này cũng chấm dứt sau... 32 năm "mặn nồng".
Trong thập niên 50 W.Brandt khởi đầu sự nghiệp chính trị của mình. Ông thường vắng nhà hàng tuần lễ, đi khắp nước Đức với các cuộc hội họp và diễn thuyết. Để tránh khỏi bầu không khí ngột ngạt tại các cuộc thảo luận chính trị, Willy lại tìm đến với những phụ nữ trẻ đẹp và "có cá tính"...
Vào thời kỳ này W.Brandt tha hồ "ăn vụng", trong đó phải kể đến người đẹp 31 tuổi Suzanne Sevrs ở Bonn. Suzanne nổi danh với biệt hiệu "người đàn bà có cặp giò đẹp nhất thành Bonn", đồng thời là một "siêu nghệ nhân" trong các vụ tình ái vụng trộm.
Một thời gian sau, Willy Brandt mới phát hiện ra rằng, ngoài mình ra Suzanne còn quan hệ với nhiều chính khách "cỡ bự" khác nữa. Rồi Suzanne Sevrs bị bắt vì tội làm gián điệp ở Đông Đức và bị kết án 7 năm tù cấm cố... Nhưng Willy vẫn tiếp tục "chết mê chết mệt" Suzanne, như ông tâm sự với bạn bè, rằng "chính nàng đã mở ra cho tôi những chân trời mới trong tình yêu".
Tới năm 1955, Suzanne "đột ngột" xuất hiện trở lại ở Bonn nhờ ảnh hưởng của Willy Brandt - một chính khách kiêm nghị sĩ "cộm cán", khiến người ta đã giảm án tù cho bà xuống còn 3 năm. Sau vài tháng quan hệ nồng thắm giữa hai người trở lại, W.Brandt quyết định cắt đứt với Suzanne "bởi bản tính lăng nhăng của cô ta". Suzanne Sevrs "báo thù" bằng cách cộng tác với một vài chính trị gia đối thủ của Willy, cùng giới ký giả ưa săn tin giật gân giúp bà viết hồi ký kể lại "cuộc tình bất diệt" của họ. Nhưng cuối cùng W.Brandt cũng ngăn chặn được phần lớn số ấn bản sắp phát hành...
Vào thập niên 70, khi đã là Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức, Willy Brandt thường lợi dụng chức vụ của mình để "thu nạp" bất cứ người phụ nữ nào mà ông ta thích. Các báo đối lập thường châm biếm Thủ tướng qua tranh đả kích và ảnh ghép về đề tài này, khiến W.Brandt công khai phản đối: "Xem ra người ta coi thường năng lực tình dục bất chấp tuổi tác của tôi quá...".
Trong giai đoạn vận động bầu cử vào năm 1972, Thủ tướng Willy Brandt đi ngang dọc nước Đức trên chuyến tàu đặc biệt, ông luôn mời các nữ ký giả trẻ đẹp đi nhằm "cùng trò chuyện tâm tình". Người thư ký báo chí của Văn phòng Thủ tướng hồi ấy nhớ lại: "Vị thủ tướng của chúng ta tuy đã gần 60 tuổi, nhưng vẫn rất cường tráng với 5 bài diễn văn cùng 10 cuộc phỏng vấn riêng tư mỗi ngày!".
Rất ít phụ nữ "dám" cự tuyệt "lời mời thân tình" của vị đương kim thủ tướng, phần vì chức vụ cao, phần vì bản tính ga-lăng của ông ta nữa... Cựu thư ký riêng G.Hoffman của Thủ tướng Willi Brandt cho biết: "Chỉ có một hoặc nhiều lắm là hai phụ nữ gì đấy từ chối thẳng thừng những cuộc "hội ngộ chung" cùng W.Brandt, bởi đơn giản với họ ông ta đã... quá già".
Tuy vậy W.Brandt vẫn đắc cử trong dịp bầu bán chính trị ấy. Nhưng các chính khách đối lập đương nhiên không bao giờ “bỏ qua” bản tính phụ tình của người đứng đầu chính phủ, họ luôn tận dụng mọi phương tiện nhằm "thu thập chứng cứ" để tung ra "tuyệt chiêu" cuối cùng. Cơ quan Hình sự Liên bang (FCP) khi ấy nằm trong tay Voller Smitdt, một nhân vật khác đảng phái và luôn trong tư thế "kình địch" với Willy Brandt.
Tất nhiên, đến lúc này chiếc ghế thủ tướng đầy quyền lực của Willy Brandt bắt đầu lung lay. Rồi vị thủ tướng kỳ cựu trên chính trường nước Đức phải ngậm ngùi rời bỏ chức vụ ngay giữa nhiệm kỳ - một sự kiện hiếm hoi trong toàn bộ lịch sử nước Đức hiện đại - bởi vẫn không bỏ được những thói "đam mê cố hữu" của mình.
Theo VnMedia