Món ăn cho xương, khớp “chắc, khỏe”

Cập nhật: 30-06-2012 | 00:00:00
Xương - khớp một bộ phận quan trọng định hình cho mỗi cơ thể, tuy nhiên nó cũng liên quan đến nhiều bệnh lý, liên quan đến sức khỏe, đến tổng trạng mỗi người.

Việc đầu tiên mọi người nghĩ đến là làm sao tránh khỏi còi xương và phải có một bộ xương rắn chắc. Trong quá trình sống, sinh hoạt, lao động, vận động, ai cũng muốn mình “cường tráng” khỏe mạnh. Như vậy cần phải làm gì để có thể thỏa mãn ước muốn ấy? Xin giới thiệu một số vị trong vô số vị thuốc có liên quan đến xương khớp.

 Đương quy là một vị thuốc rất thông dụng trong Đông y. Ngoài chữa bệnh, vị dược thảo này cũng là một món thuốc bổ cho phụ nữ

1. Thỏ ty tử (hạt tơ hồng): Có vị ngọt, hơi cay, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, ích tinh tủy, được dùng để chữa đau lưng, đau nhức gân xương, đau viêm khớp. Ngoài ra còn dùng làm thuốc bổ chữa di tinh, liệt dương, suy nhược tâm thể.

2. Đảng sâm: Một vị thuốc bổ có tác dụng quan trọng không kém Nhân sâm, gần 30 tác dụng chữa bệnh, tốt cho người già, người bệnh mạn tính, bệnh lý xương khớp như viêm khớp, mỏi gối, viêm khớp dạng thấp, lao xương và lao khớp xương.

3. Thục địa: Là rễ củ của Sinh địa được chế biến, một vị thuốc quý, có vị ngọt, đắng, tính hàn, có tác dụng bổ tinh tủy, sáng tai mắt, đen râu tóc, tốt cho người lao tâm, làm việc nhiều bằng trí óc, tinh suy, chữa cho những người suy nhược tâm thể, kinh nguyệt không đều, động thai. Sinh địa có vị ngọt đắng, tính bình, bổ âm thanh nhiệt.

 4. Đương quy: Vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, vị ngọt, tính ôn, bổ huyết, thông kinh, có tác dụng tốt cho người suy nhược, thiếu máu, phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh. Ngoài ra, Đương quy còn có tác dụng dưỡng não cho người mất ngủ, đau đầu, giấc ngủ không sâu.

5. Xuyên khung: Vị cay, tính ôn, có tác dụng hành khí hoạt huyết, giảm đau, có tác dụng tốt cho những người nhức mỏi, chân tay co quắp, liệt do tai biến mạch máu não, huyết áp cao, phụ nữ sau khi sinh, dùng để chữa nhức đầu, hoa mắt, tay chân nhức mỏi trên những người suy nhược.

6. Bạch thược: Vị đắng, chua, hơi hàn, nhuận gan, dưỡng huyết, lợi tiểu, rất tốt cho người hay đau bụng, lưng ngực đau, kinh nguyệt không đều, tay chân nhức mỏi, suy nhược.

Món cá lóc chưng Đảng sâm, Thục địa, Thỏ ty tử. Thành phần: Thục địa 12g; Thỏ ty tử 6g; Đảng sâm 12g; cá lóc 1 con.

Cách làm: Cá lóc làm vảy sạch, cho vào đĩa sâu, chưng cách thủy với các vị thuốc trên, cho đến khi cá vừa chín đến, nêm gia vị cho hợp với khẩu vị. Có thể ăn với bún miến, bún tàu, hoặc cuốn với bánh tráng.

Canh Sinh địa nấu với sườn heo. Thành phần: Sinh địa 20g; Sườn heo 1/2kg. Có thể thay sườn heo bằng chân giò, hoặc xương ống heo.

Cách làm: Nấu như nấu canh bình thường, nêm gia vị cho hợp khẩu vị. Canh Sinh địa có thể được dùng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày, có tác dụng tốt cho thận, làm đen râu tóc.

Các món ăn bài thuốc trên có lợi cho sức khỏe, cho xương khớp, dễ thực hiện.

BS.TRẦN HỮU VINH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=1058
Quay lên trên