Trong những năm qua có nhiều thương hiệu của Bình Dương khẳng định được vị thế tại thị trường trong và ngoài nước. Xây dựng năng lực cạnh tranh và sản phẩm chất lượng là cách mà các doanh nghiệp (DN) thực hiện trong hành trình vươn lên hội nhập toàn cầu.
Kỳ 1: Những doanh nhân giàu tâm huyết
Từ câu chuyện nội lực
Không có lịch sử quá lâu đời, nhưng với khả năng của mình, thương hiệu gốm sứ Minh Long 1 đã vươn tầm thế giới với rất nhiều hợp đồng đặt hàng ở nhiều quốc gia tại châu Âu, Á, Mỹ. Đây là thành công bằng nội lực, quyết tâm, trở thành một thương hiệu mang tầm quốc gia của DN này.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Lý Ngọc Minh, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứMinh Long I cho rằng, để định vị được một thương hiệu là cảmột hành trình dài và chấp nhận cả những thử thách lớn. Từ những năm 70 của thếkỷ trước, ông Lý Ngọc Minh đã không ngừng học hỏi, cải tiến và nghiên cứu rất nhiều dòng gốm trên thế giới để thoát đi hình ảnh gốm sứ giá rẻ, bình dân. 20 năm nuôi dưỡng nội lực, xác định được chiến lược kinh doanh mang tầm quốc tế, năm 1996, Minh Long I đã đầu tư hàng triệu đô la Mỹ để nhập dây chuyền công nghệ và thiết kế hiện đại từ châu Âu. Cùng với những nghiên cứu mang tính đột phá, tích góp từ lòng tin yêu đối với sản phẩm truyền thống của dân tộc, các sản phẩm gốm sứ cao cấp mang thương hiệu Minh Long I đã được ra đời. Điều đặc biệt, gốm sứ Minh Long I vẫn giữtrong mình hồn Việt, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Đến nay, gốm sứ Minh Long I tự tin có thể cạnh tranh với rất nhiều thương hiệu gốm sứ lâu năm trong nước và vươn tầm thế giới với 15.000 chủng loại sản phẩm khác nhau, trong đó có đến 3.000 mẫu thuộc loại sản phẩm xuất khẩu quốc tế.
Gốm sứ Minh Long I vẫn nỗ lực đầu tư nghiên cứu và quảng bá sản phẩm để giữ vững thương hiệu
Đúc kết vềcon đường đi đến thành công của mình trong hành trình vươn ra biển lớn, ông Lý Ngọc Minh cho rằng giátrịcốt lõi của Minh Long I đólà bốn không và bốn có. Bốn cólà cóvăn hóa, cónghệ thuật, cóphong cách riêng và cóhồn. Bốn không là không biên giới, không thời gian, không giới tính và không tuổi tác.
Để minh chứng cho câu chuyện đường dài và tầm nhìn về xây dựng thương hiệu, chúng tôi tìm đến ông chủ Vinamit để được nghe chuyện từ thập niên 90 của thế kỷ trước sản phẩm của Công ty Vinamit đã vươn tầm vàđứng vững trên thị trường thế giới. Theo ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit, giá trị cốt lõi vàvăn hóa của Việt Nam làlàm ra những sản phẩm thật, giá trị thật. Tuy nhiên, mấy chục năm trời, trải qua nhiều khó khăn trong nuôi trồng, chăm sóc, điều chỉnh thìnông nghiệp sạch mới mang lại quả ngọt cho Vinamit. Với việc đầu tư bài bản, sản phẩm của DN đã được cấp chứng nhận hữu cơ của Hoa Kỳ, EU vàTrung Quốc.
Theo ông Viên, cách thức tốt nhất để đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài là cho người tiêu dùng thử. Sau bước này DN có thể đo lường được mức độ đón nhận thông qua mật độ người dùng thử và quay lại tìm sản phẩm của DN. Sản phẩm càng độc đáo, càng nổi bật vàcó giá trị thìcàng được lan truyền tốt. Đòi hỏi tất yếu đối với doanh nhân, DN trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là phải sáng tạo. Để sáng tạo trước hết phải hiểu rõvềnhững điều mình làm, giữ được hồn cốt của sản phẩm.
Trao đổi với chúng tôi vềchặng đường gây dựng thương hiệu, ông Nguyễn Thanh Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Cổphần Đại Thiên Lộc cho biết, đi lên từ một công ty nhỏvới vốn điều lệít ỏi song đến nay, thành công vànhững đóng góp của công ty đã được đền đáp bằng nhiều phần thưởng danh giá. Đặc biệt, năm 2018 và 2020, Tôn Đại Thiên Lộc được Chính phủ chứng nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Ông Nghĩa vẫn quyết tâm chọn tên gọi thuần túy Việt Nam cho các sản phẩm của mình. Điều đáng mừng là đến nay sản phẩm của DN không chỉ được người tiêu dùng trong nước tin dùng mà còn vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới như Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonesia, khu vực Nam Mỹ, một số nước Tây Á, châu Phi…
Không có điểm dừng
Thành công vang dội là thế song chưa lúc nào ông Lý Ngọc Minh hiện hữu ý thức dừng lại. Ông vẫn tham gia đều đặn các hội chợ lớn để quảng bá sản phẩm của mình vàliên tục “dốc lòng” nghiên cứu để cho ra những dòng sản phẩm “Heathy” theo đúng trào lưu của người tiêu dùng hiện nay. Hội chợ quốc tế hàng gia dụng và tiêu dùng Ambiente 2020 tại thành phốFrankfurt (Đức), với sự tham gia của nhiều DN đến từ 90 quốc gia trên thế giới, gian hàng “Healthycook” của Minh Long I thu hút nhiều khách tham quan, thưởng lãm trực tiếp đầu bếp nấu các món ăn bằng nồi sứ dưỡng sinh. Sự góp mặt của Minh Long I tại hội chợ đã góp phần đưa thương hiệu sứ Việt đến với đông đảo khách hàng trên thế giới. Những sản phẩm gốm sứ độc đáo, thiết kế tinh xảo, đi theo xu hướng bảo vệ sức khỏe đã tạo được ấn tượng sâu sắc với nhiều khách quốc tế.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các hiệp định thương mại tự do thếhệmới, thương hiệu càng có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với DN. Từ năm 2008, tại Khu Liên hợp sản xuất Tôn Đại Thiên Lộc (Khu công nghiệp Sóng Thần III (TP. ThủDầu Một) có diện tích hơn 105.000m2, đã trở thành khu sản xuất quy mô, hiện đại, máy móc thiết bị, công nghệ đều nhập từ châu Âu. Ông Nguyễn Thanh Nghĩa cho biết, nhập khẩu dây chuyền hiện đại từ châu Âu vào để đầu tư những sản phẩm mang tầm quốc tế, đáp ứng yêu cầu thị trường ngày càng cao, cạnh tranh khốc liệt hơn.
Đến nay, ông Nguyễn Lâm Viên không chỉ muốn sản phẩm của Vinamit mà tất cả nông sản của Bình Dương đều được xuất khẩu vàmang lại giá trị cao. Với tinh thần đó, ông không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm với những ai cần. “Nếu bây giờ quay lại bước khởi đầu, tôi cũng vẫn định hướng sản phẩm của Vinamit dành cho thị trường nước ngoài trước tiên. Việt Nam lànước nông nghiệp, lâu nay, DN chủ yếu bán “trong nhà”, dù làm tốt cỡ nào cũng luôn gặp cạnh tranh về giá. Trong nguyên tắc marketing, muốn đột phá, đừng bao giờ sợ thời gian. Đó là văn hóa kinh doanh của Nhật Bản. Nếu DN đưa ra sản phẩm đơn giản, ai cũng làm được, thìchỉ có thể tồn tại trong một thời gian ngắn”, ông Viên tâm huyết nói. (Còn tiếp)
TIỂU MY