Bình Dương giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác KS
Đó là ý kiến của ông Phạm Thanh Tùng, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Bình Dương khi trao đổi với phóng viên Báo Bình Dương. Để tìm hiểu thêm ý nghĩa, nội dung, quy định cũng như bước triển khai phương án bảo vệ khoáng sản (KS) chưa khai thác ra sao, ông Tùng cho biết:
- Với đặc điểm nguồn tài nguyên KS chủ yếu là vật liệu xây dựng (đá, sét cát, sạn sỏi), không có KS kim loại, KS quý hiếm khác; điều kiện khai thác, điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, nên ngành khai thác KS được các tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư. Hiện nay, sản lượng khai thác trung bình, gồm đá 11 triệu m3/năm; sét 1,1 triệu m3/năm; cát 90.000m3/năm; đất san lấp, sạn sỏi khoảng 300.000m3/năm. Sản lượng khai thác này căn bản đáp ứng nhu cầu thi công công trình của Bình Dương và một phần cung ứng cho các tỉnh lân cận. Riêng phần KS chưa khai thác, như đá 264 triệu m3; sét gạch ngói 32 triệu m3; cát xây dựng 10 triệu m3 đã được điều tra, đánh giávà khoanh định là các khu vực dựtrữ KS làm vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh. Các khu vực này đã được thể hiện trong quy hoạch KS của tỉnh để bảo đảm không bố trí các dự án khác chồng lấn, gây lãng phí KS.
- Như vậy, việc xây dựng Phương án bảo vệ KS chưa khai thác có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
- Phương án là một bước cụ thể hóa các quy định của Luật KS và Nghị định 158/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KS (Điều 16 đến 20 của Luật KS và Điều 17, 18 Nghị định 158). Việc xây dựng Phương án bảo vệ tài nguyên KS chưa khai thác trên địa bàn tỉnh nhằm bảo vệ tốt nguồn tài nguyên KS chưa khai thác, khắc phục những tồn tại, hạn chế và chấn chỉnh trong công tác quản lý, bảo vệKS chưa khai thác trên địa bàn các huyện, thị, thành phố, kịp thời ngăn chặn tình trạng khai thác KS trái phép; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên KS trên địa bàn.
- Nội dung quan trọng của phương án là gì?
- Trước tiên là quy định về trách nhiệm chung về bảo vệ KS chưa khai thác, về nội dung này, UBND các cấp, các tổ chức, cá nhân sử dụng đất, các cơ quan, tổ chức lập quy hoạch… trong đó, vai trò quan trọng nhất là UBND cấp huyện, cấp xã. Cụ thể, địa phương nào để hoạt động KS trái phép kéo dài gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân thì phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Trường hợp phát hiện cán bộ, công chức bao che, tiếp tay cho hoạt động KS trái phép; thỏa thuận, cho phép các tổ chức, cá nhân hoạt động KS trái pháp luật phải xử lý kỷ luật.
Kế tiếp là quy định cơ chế phối hợp trong bảo vệ KS chưa khai thác khu vực giáp ranh; quy định về kinh phíthực hiện và chế độ báo cáo. Nội dung này quy định kinh phí từ ngân sách của tỉnh do UBND tỉnh phê duyệt. Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổng hợp dự toán chi nhiệm vụ bảo vệ KS chưa khai thác trên địa bàn tỉnh gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định… UBND cấp huyện, cấp xã, các cơ quan liên quan, các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động KS báo cáo tình hình bảo vệ KS chưa khai thác ở địa phương gửi về sở trước ngày 15-12 hàng năm…
- Ông có thể cho biết bước triển khai phương án ra sao?
- Các sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình triển khai thực hiện theo quy định. Sở TN&MT tổ chức hội nghị tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về KS và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra hoạt động KS cho các cơ quan, lực lượng chức năng. Công bố công khai các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động KS; các khu vực dự trữ KS để các sở, ngành, địa phương và người dân cùng biết và phối hợp bảo vệ. Thanh tra trách nhiệm công tác quản lý nhà nước về KS của UBND các huyện, thị, thành phố; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại các địa bàn đãxảy ra hoạt động KS trái phép hoặc có nguy cơ diễn ra khai thác KS trái phép…
Các sở, ngành có liên quan thực hiện bảo vệ KS chưa khai thác nằm trong hành lang lưới điện; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán KS không có nguồn gốc khai thác, chế biến hợp pháp. Cung cấp thông tin cho Sở TN&MT các dự án đầu tư xây dựng công trình có thu hồi vận chuyển KS ra khỏi dự án để kiểm soát tránh thất thoát, lãng phí KS; thanh, kiểm tra xử lý các vi phạm trong việc khai thác và sử dụng KS theo thiết kế. Tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phícho công tác này và truy thu các nghĩa vụ tài chính đối với sản lượng KS khai thác trái phép; bảo vệ KS chưa khai thác nằm trong hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, nằm trong hành lang giao thông, tại các khu vực thuộc di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tại khu vực thuộc hành lang bảo vệ các công trình thông tin liên lạc viễn thông, đất dành riêng cho an ninh các khu vực thuộc quy hoạch đất an ninh, đất quốc phòng và các khu vực thuộc quy hoạch đất quốc phòng…
Các phương tiện thông tin đại chúng cũng tăng cường công tác tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân nắm rõ trách nhiệm trong công tác bảo vệ KS chưa khai thác theo phương án này. Ngoài ra, phối hợp các sở, ngành liên quan, kiểm tra, xử lý hoạt động mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ KS không có nguồn gốc hợp pháp; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động thăm dò, khai thác, buôn bán, vận chuyển KS trái phép.
Theo đó, UBND cấp huyện, cấp xã xây dựng chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ KS chưa khai thác với địa phương liên quan ở khu vực giáp ranh, thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ KS chưa khai thác thuộc thẩm quyền; chủ động huy động, tổ chức ngay lực lượng để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động thăm dò, khai thác KS trái phép; trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý hành chính, phải báo cáo cơ quan cấp trên để xử lý kịp thời. Các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động KS và tổ chức, cá nhân sử dụng đất khi khai thác KS phải áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại KS để thu hồi tối đa các loại KS được phép khai thác… Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ KS chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng (kể cả KS trong lòng đất); không được tự ý khai thác KS nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 64 Luật KS)…
Phường Uyên Hưng (TX.Tân Uyên) vừa ra quân làm vệ sinh môi trường (ảnh). Hơn 50 cán bộ công chức, đoàn viên, hội viên, lực lượng dân quân trong phường đã quét dọn, thu gom rác dọc tuyến đường ĐT746 nối dài, đoạn từ khu 4 đến khu 8 với chiều dài hơn 1km; đồng thời tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt xả rác bừa bãi, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường. Đồng thời, các khu phố trên địa bàn cũng đồng loạt ra quân làm vệ sinh môi trường tại các tuyến đường trong khu với chiều dài hơn 3km.
Tin,ảnh: P.V
MINH HIỀN (thực hiện)