Tăng cường quản lý và xử lý chất thải y tế trong mùa dịch bệnh

Cập nhật: 11-08-2021 | 08:36:47

Tp trung cho công tác phòng, chng dch bnh, thi gian qua tnh đã thành lp 16 cơ s điu tr, trong đó có 5 bnh vin dã chiến, 142 cơ s cách ly y tế tp trung và 1.599 khu vc khoanh vùng, cách ly y tế. Lượng rác thi phát sinh trong mùa dch bnh gia tăng đáng k, đặc bit là cht thi y tế t các cơ s điu tr, cơ s cách ly y tế tp trung, khu vc khoanh vùng, cách ly... vi khi lượng trung bình khong 40 tn/ngày.

 Thu gom và x lý rác thi y tế các khu vc cách ly người nhim, nghi nhim Covid-19

 Hưng dn c th

Nhận thức rõ việc gia tăng khối lượng chất thải y tế đã gây áp lực lên công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý của địa phương, UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành các hướng dẫn chính quyền địa phương, các ngành có liên quan tổ chức thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm việc quản lý và xử lý chất thải phát sinh do dịch bệnh.

Căn cứ hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ TN&MT và tình hình thực tế tại Bình Dương, Sở TN&MT đã ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn về công tác quản lý và xử lý chất thải trong phòng, chống dịch bệnh như xử lý khẩu trang thải bỏ; quản lý và xử lý chất thải trong các cơ sở điều trị, bệnh viện dã chiến, cơ sở cách ly y tế tập trung, điểm/ khu vực phong tỏa; quản lý và xử lý chất thải tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý và xử lý chất thải tại các chốt kiểm soát; xử lý thi hài tử vong do dịch bệnh.

Ngày 20-7 vừa qua, Sở TN&MT tiếp tục có văn bản để hướng dẫn cụ thể hơn về việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải từ các hộ gia đình nằm trong khu vực cách ly phong tỏa. Cụ thể, đối với chất thải từ các hộ gia đình được cơ quan y tế xác định có người bị nhiễm (F0) hoặc có người tiếp xúc gần với người bị nhiễm (F1) phải được quản lý và xử lý theo quy định về chất thải lây nhiễm. Toàn bộ chất thải từ các hộ gia đình này phải được thu gom vào túi màu vàng buộc chặt miệng, rồi cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng. Các túi màu vàng chứa chất thải lây nhiễm phải dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Toàn bộ chất thải từ các hộ gia đình này phải được phun xịt khử trùng bảo đảm không còn vi rút SARS-CoV-2 trước khi chuyển giao cho Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Bình Dương thu gom, xử lý bằng phương pháp thiêu đốt trong lò đốt chất thải y tế, lò đốt chất thải nguy hại.

Đối với chất thải từ các hộ gia đình còn lại có nguy cơ thấp hoặc không có nguy cơ lây nhiễm theo hướng dẫn của ngành y tế thì phân thành 2 loại. Loại chất thải là khẩu trang, khăn hoặc giấy lau phải được khử trùng bằng cồn 700 bảo đảm không còn vi rút SARS-CoV-2 trước khi bỏ vào túi đựng chất thải. Túi đựng chất thải phải được buộc chặt miệng túi, sau đó bỏ vào thùng đựng chất thải có lót túi, có nắp đậy kín.

Loại chất thải còn lại (trừ chất thải nguy hại) thì được quản lý như chất thải rắn sinh hoạt thông thường (trừ trường hợp phải quản lý theo quy định về chất thải y tế theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về y tế). Chất thải rắn sinh hoạt thông thường từ các hộ gia đình này phải được phun xịt khử trùng bảo đảm không còn vi rút SARS-CoV-2 trước khi chuyển giao cho đơn vị đã được chính quyền địa phương ký hợp đồng thu gom, vận chuyển đến khu xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Nhân viên thu gom và xe vận chuyển chất thải phải được khử khuẩn bảo đảm không còn vi rút SARS-CoV-2 trước khi ra khỏi khu vực cách ly phong tỏa. Sau khi đơn vị thu gom tiến hành thu gom chất thải, các thùng chứa chất thải và điểm tập kết chất thải phải được phun xịt khử khuẩn theo hướng dẫn của ngành y tế.

Tăng cưng kim tra, giám sát

Cùng với việc ban hành các văn bản hướng dẫn, Sở TN&MT cũng phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các phòng ban chuyên môn của cấp huyện tổ chức kiểm tra, giám sát việc phân loại, quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cũng như chất thải rắn sinh hoạt thông thường tại từng cơ sở cách ly tập trung, khu vực cách ly phong tỏa tại các địa phương. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời chấn chỉnh các tồn tại, đến nay công tác quản lý và xử lý chất thải trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ngày càng được chặt chẽ, bảo đảm đúng theo các quy định.

Song song với việc kiểm tra, giám sát các địa phương, Sở TN&MT cũng đã yêu cầu Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Bình Dương (đơn vị được UBND tỉnh giao thực hiện việc thu gom và xử lý chất thải lây nhiễm bảo đảm các yêu cầu về môi trường và y tế) báo cáo khối lượng chất thải đã được thu gom, xử lý hàng ngày để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Đồng thời chuẩn bị phương án để sẵn sàng triển khai thực hiện trong trường hợp khối lượng chất thải lây nhiễm phát sinh vượt quá khả năng tiếp nhận và xử lý. Theo thống kê, hiện khối lượng chất thải lây nhiễm mà Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Bình Dương thu gom, xử lý trung bình khoảng 40 tấn/ ngày, bằng 21,5% năng lực xử lý được Bộ TN&MT cấp phép.

Trao đổi với P.V Báo Bình Dương, đại diện Sở TN&MT, cho biết trong thời gian tới, Sở TN&MT đã giao Chi cục Bảo vệ Môi trường thành lập các tổ công tác cơ động thường xuyên có mặt giám sát hoạt động quản lý, xử lý rác thải y tế tại những khu vực khoanh vùng, cách ly y tế, cơ sở cách ly tập trung những trường hợp nhiễm, nghi nhiễm, các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19.

 ĐÌNH THẮNG

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=307
Quay lên trên