Thương binh Nguyễn Hữu Vận - Doanh nhân giàu lòng nhân ái

Cập nhật: 14-07-2017 | 08:22:51

Ông Nguyễn Hữu Vận hay còn gọi là Năm Vận (SN 1952, ở xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo) là điển hình cho hình ảnh người thương binh kiên cường vượt khó, chuyên tâm kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng. Không những xây dựng cuộc sống gia đình bền vững, bản thân ông còn là một nhà hảo tâm có tiếng trong vùng.

Ông Nguyễn Hữu Vận (phải) trao quà cho mẹ VNAH Nguyễn Thị Giao, ở ấp 1 A, xã Phước Hòa

 

Làm kinh tế giỏi trên quê mới…

Cũng như bao người con sinh ra trong thời chiến, năm 1968, chàng trai trẻ gốc Nghệ An vừa bước qua tuổi 16 đã theo tiếng gọi của quê hương. Sát cánh cùng đồng đội, anh dũng chiến đấu, góp phần vào thắng lợi vẻvang của dân tộc. Năm 1977, đang là thương binh hạng 1/4, ông chuyển về làm việc tại Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam). Hơn 30 năm công tác, ông luôn phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc. Đến năm 2012, ông nghỉ hưu và bắt đầu chuyên tâm vào phát triển kinh tế gia đình.

Là cử nhân kinh tế, ông luôn cập nhật, áp dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất. Thành quả điển hình là gia đình ông hiện sở hữu 12,5 ha giống bưởi da xanh mang thương hiệu “Nông trại Nguyễn Hữu Trần gia 333”; quản lý 121,5 ha cao su theo mô hình kinh tếtrang trại, trồng trọt cho sản phẩm trị giá thu nhập từ2,5 - 3,5 tỷđồng/ năm từnăm 2012-2016.

Với tư duy của người làm kinh tế nhạy bén, ông nắm vững thịtrường và đưa ra mô hình phát triển phùhợp trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, ông cũng có những điều trăn trở như bao người nông dân khác. “Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu; lốc xoáy cục bộ ở khu vực, khô hạn kéo dài; ảnh hưởng về kinh tế thị trường, giá cả một sốmặt hàng nông sản giảm mạnh... đãít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tếtrang trại, gia trại nhưng bằng nghị lực, ý chí tự lực, tự cường của bản thân và gia đình tôi đã tích cực tham gia phát triển kinh tế làm giàu chính đáng. Tích cực hướng dẫn và phổ biến kinh nghiệm sản xuất cho bà con nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào trong sản xuất kinh doanh cây công nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động ở địa phương”, ông Vận khẳng định.

Vì nhiệt huyết đó, ông luôn là “cánh chim đầu đàn” trong phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” và “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” ở địa phương. Cùng với việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên Hội Cựu chiến binh và bà con nông dân; những thành tựu của ông đã phần nào điểm tô cho sự khởi sắc về kinh tế - xã hội ở nơi đây. Ngoài ra còn góp phần cung ứng thị trường trong tỉnh và vùng lân cận 25 ngàn giống bưởi da xanh; tạo việc làm thường xuyên cho 50 lao động trên địa bàn với mức thu nhập  bình quân mỗi người là 5 triệu đồng/tháng.

…và tấm lòng hảo tâm của một người lính

Yêu nước thương dân là truyền thống ngàn đời của dân tộc, với ông Năm Vận, điều đó càng được phát huy rõ nét. Ông cho biết: “Thời gian công tác ở cơ quan nhànước tôi đã tìm hiểu và nhìn thấy gia cảnh của nhiều gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số quanh năm làm lụng vất vả màkinh tế khó khăn cứ đeo bám. Cảm nhận được điều đó với số vốn ít ỏi, bằng công sức của gia đình tạo nên, tôi bàn bạc cùng gia đình quyết định làm công tác từ thiện, giúp đỡ gia đình chính sách, bà con đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ bằng tinh thần và vật chất để cùng nhau phấn đấu vươn lên vượt qua khó khăn trong cuộc sống”.

Nói là làm, ông hoạt động thiện nguyện trên hầu hết các mặt trận chống lại cái nghèo, con bệnh đang bám lấy người dân. Ở địa phương, ông hết lòng quan tâm, hỗ trợ kinh phí để giúp đỡ gia đình chính sách, trao tặng học bổng cho con em họ; chăm lo cải thiện đời sống cho 16 hộ khó khăn tại đây, đóng góp vào quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ở địa phương, Hội Nông dân; hỗ trợ Hội Người mùtrong huyện. Thời gian qua, gia đình ông kết hợp chính quyền địa phương đã xây dựng 7 mái ấm tình thương; giúp đỡ các hội viên Hội Cựu chiến binh và Hội Nông dân không may mắc bệnh hiểm nghèo, gặp tai nạn rủi ro. Đồng thời, còn đóng góp xây dựng nhàthuốc Nam từ thiện tại ấp Lễ Trang, xã Vĩnh Hòa.

“Bằng cách làm nhìn tận mắt, giúp tận tay”, ông và gia đình không quản khó nhọc còn tham gia công tác từthiện đến các gia đình nghèo khó, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các tỉnh như: Bình Phước, Sóc Trăng… với tổng số tiền và quà trị giá trên 500 triệu đồng.

Năm năm phấn đấu ổn định cuộc sống kinh tế gia đình từ lúc vềhưu cũng làtừng ấy thời gian, ông Nguyễn Hữu Vận bền bỉ với công tác thiện nguyện. Đến nay, gia đình ông đã cống hiến hơn 2 tỷ đồng cho xã hội vàhơn cả là tấm lòng nhân ái “lá lành đùm lá rách”, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà ông luôn ấp ủ. Ông nói: “Với sốtiền tuy không lớn nhưng luôn đầy ắp nghĩa tình đã động viên kịp thời cuộc sống của nhiều gia đình chính sách, nhất là nhiều gia đình nông dân và cựu chiến binh khi gặp khó khăn...”.

Bản thân là đảng viên gương mẫu hơn 40 năm, ông Nguyễn Hữu Vận luôn thể hiện tinh thần của người thương binh tiên tiến trong thời đại mới, tự lực tự cường, khẳng định ý chí phấn đấu, vươn lên làm giàu. Ông cũng là một nhà hảo tâm phảng phất bóng dáng người lính luôn sống vì dân, hết lòng vì miếng cơm tấm áo của nhân dân.

Với những đóng góp của bản thân, năm 2016, thương binh Nguyễn Hữu Vận xứng đáng được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba, 3 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và 11 bằng khen của các bộ, ngành và Chủ tịch UBND tỉnh. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7, ông Vận được UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có nhiều đóng góp cho phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh giai đoạn 2012-2017.

TH.DƯƠNG

 

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=784
Quay lên trên