Tích cực tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh

Cập nhật: 18-07-2012 | 00:00:00

Trong 6 tháng đầu năm 2012, tình hình dịch bệnh tại Bình Dương diễn biến rất phức tạp, có nguy cơ xảy ra dịch bệnh. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ngành y tế đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch mang lại hiệu quả khả quan, hạn chế được số ca tử vong và lây lan trong cộng đồng.  Đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành và các em học sinh hướng dẫn thực hành rửa tay bằng xà phòng tại Lễ phát động Chiến dịch quốc gia phòng chống bệnh TCM

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh, số ca mắc các bệnh truyền nhiễm tăng, dự báo có thể tiếp tục tăng trong những tháng tới đang là mối đe dọa khi các trường mầm non bước vào thềm năm học mới.

Theo thống kê của Sở Y tế, số mắc sốt xuất huyết (SXH) Dengue trong 6 tháng đầu năm là 1.309 ca, trong đó có 2 trường hợp tử vong, so với cùng kỳ năm 2011 tăng 1,2% (1.309/1.293 ca). Số ổ dịch phát hiện là 184, xử lý 137, đạt tỷ lệ 74,46%. Số ổ dịch chưa được xử lý là do địa chỉ không rõ, không tìm được nhà bệnh nhân, thông tin phản hồi chậm. Số ca mắc từng huyện, thị, thành phố: Thủ Dầu Một (350 ca), Tân Uyên (179 ca), Thuận An (201 ca), Bến Cát (188 ca, 2 ca tử vong), Dĩ An (140 ca), Phú Giáo (42 ca), Dầu Tiếng (209 ca). Tổng số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) là 708 ca, giảm 1,44 lần so với cùng kỳ năm 2011 (708/1.021 ca), không có ca tử vong. Các bệnh khác như:  tiêu chảy, sốt rét, viêm gan vi rút, thủy đậu, quai bị, cảm cúm, bệnh do vi-rút... có xảy ra nhưng số ca mắc không cao.

Ngành y tế đã giải trình những thuận lợi, khó khăn trong công tác chẩn đoán và điều trị một số bệnh nguy hiểm như bệnh TCM, SXH từ đầu năm đến nay. Trong cùng thời điểm lại có 2 loại bệnh do vi-rút (SXH và TCM) cùng phát triển, lan nhanh trên diện rộng và diễn biến phức tạp mà lại là 2 bệnh chưa có vắc-xin và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên công tác phòng, chống dịch bệnh cũng gặp không ít khó khăn. Thời gian qua bệnh TCM tản phát trong cộng đồng, chưa tập trung thành ổ dịch nên công tác phòng, chống dịch gặp không ít khó khăn. Hiện nay bệnh TCM vẫn đang diễn biến phức tạp, mặc dù số trẻ mắc bệnh TCM đang không có chiều hướng gia tăng, nhưng không vì vậy mà chủ quan.

Tuy nhiên, khả năng bệnh TCM có thể tăng trong mùa tựu trường của trẻ mầm non, mẫu giáo sắp tới. Bệnh chưa có vắc-xin điều trị đặc hiệu, bệnh dễ lây qua đường tiêu hóa, nhất là đối với trẻ sinh hoạt tập thể, cộng với điều kiện thời tiết thuận lợi hiện nay dễ khiến bệnh phát ra diện rộng và thành dịch.

Trong thời gian tới, ngành y tế tiếp tục tuyên truyền bằng nhiều hình thức, đẩy mạnh các hoạt động phối hợp giữa ngành y tế cùng các ban ngành, đoàn thể trong việc phòng, chống dịch bệnh. Thường xuyên tổ chức cho y, bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh được tập huấn cập nhật thông tin, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nhạy bén trong chẩn đoán bệnh và tổ chức điều trị tích cực, đúng phác đồ để hạn chế tỷ lệ tử vong. Đồng thời, ngành y tế kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành giáo dục - đào tạo phối hợp tốt với ngành y tế tuyên truyền và hướng dẫn vệ sinh môi trường lớp học, đồ chơi, giáo cụ, nhất là rửa tay bằng xà phòng để phòng lây bệnh TCM.

Đứng trước tình hình TCM diễn ra phức tạp, thực hiện kế hoạch phòng chống TCM trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt với mục tiêu hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong, khống chế để bệnh TCM không lan rộng và phát triển thành dịch. Đây là mục tiêu chung của tỉnh, để hoàn thành mục tiêu này cần có sự đóng góp tích cực của các ban ngành, đoàn thể và toàn cộng đồng cùng tham gia phòng chống bệnh TCM. Vì lẽ đó, ngành y tế kêu gọi toàn dân tích cực tham gia phòng chống bệnh TCM bằng các hành động cụ thể và thiết thực.

T.PHƯƠNG

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=331
Quay lên trên