Tư liệu lịch sử của Việt Nam và thế giới đều minh chứng rõ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Trong ảnh: Một góc đảo Trường Sa lớn hôm nay
Chứng cứ rõ nhất là trên các bản đồ của TQ. Không kể những tập bản đồ được vẽ sớm, đến tận thời kỳ triều Thanh trị vì vào những năm 1894, 1904, 1908 và dưới thời Trung Hoa Dân quốc vào năm 1919 có hàng loạt bản đồdo TQ vẽvừa được triển lãm rộng rãi, không hềcó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Càng bất ngờhơn khi trên bộAtlas được in trong trong sách Trung Hoa Dân quốc Bưu chính dư đồ, xuất bản năm 1933 cũng hoàn toàn thiếu vắng hai quần đảo này. Như vậy, căn cứtrên những bản đồ chính thức này thìchí ít đến tận những năm 30 của thế kỷ XX, địa giới cực nam của TQ khi ấy chỉ là đảo Hải Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với tư liệu lịch sử do chính người TQ biên soạn, hoặc người phương Tây thuật lại đều thể hiện sự “vô cảm” của họ về chủ quyền trên hai quần đảo.
Có thể nói TQ đã đi trước Việt Nam khá lâu trong việc tập hợp lực lượng và tổ chức nghiên cứu để xây dựng luận chứng khoa học và cơ sở pháp lý về chủ quyền TQ trên hai quần đảo mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa. Tuy nhiên, cho đến nay những luận lý đưa ra ngày càng bộc lộ những nhược điểm và hạn chế. Tư liệu được tập hợp và trích dẫn phần nhiều bị cắt xén, gán ghép, giải thích tựbiện và khiên cưỡng. Đó là chưa kể đến những mâu thuẫn giữa tư liệu này và tư liệu khác. Không phải ngẫu nhiên mà trong giới học giảquốc tế ngày càng có nhiều người phản bác luận lý của TQ. Thậm chí ngay cả học giả TQ cũng đã có người lên tiếng phê phán.
Ngược dòng lịch sử, điều này càng thấy rõ. Vào cuối thếkỷXVII, một nhà sư TQ là Thích Đại Sán được chúa Nguyễn Phúc Chu mời đến Đàng Trong. Khi về nước ông đã cho xuất bản cuốn sách Hải ngoại ký sự vào năm 1695 kể về chuyến đi này. Trong tác phẩm của mình, nhà sư TQ đã thản nhiên thuật lại rằng các chúa Nguyễn đã tổ chức các đội binh thuyền ra Hoàng Sa và Trường Sa (mà ông gọi chung là Vạn lý Trường Sa) để “thu lượm vàng bạc, khí cụ của các thuyền hư hỏng dạt vào”. Điều này hoàn toàn trùng hợp với sử sách Việt Nam.
Trong khoảng thời gian 2 năm 1895-1896 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa liên tục xảy ra hai vụ đắm tàu. Một của Đức, con tàu mang tên Bellona vàmột của Nhật, tàu Imegi Maru. Cảhai tàu này đều mua bảo hiểm của Anh nên khi nghe tin dân TQ thừa cơ tàu bị nạn đãra cướp bóc, công ty bảo hiểm vàđại diện Chính phủAnh ở TQ đãyêu cầu phía TQ phải có trách nhiệm, nhưng họđãtừchối với lýdo: “…các đảo Paracels… không thuộc TQ… chúng không được sáp nhập về hành chính vào bất kỳ quận nào của Hải Nam…”. Như vậy lànhàđương cục Hải Nam vô can với hậu quảcủa vụ cướp bóc, nhưng đồng thời sựkiện này cũng cho thấy, cho đến tận cuối thế kỷ XIX, nhàchức trách ở vùng đất cực nam của TQ hoàn toàn chưa có ýtưởng gì vềchủquyền của họđối với Hoàng Sa (gần TQ hơn) chứchưa nói đến Trường Sa (ở rất xa TQ).
Liên quan đến sựkiện này, một học giảTQ, ông LýLệnh Hoa thuộc Trung tâm Thông tin Hải Dương TQ, có một nhận xét rất xác đáng trong tham luận đọc tại một hội thảo khoa học, xin được lược trích ra đây:
“…Viên quan địa phương đó nói với thuyền trưởng rằng: “Nơi chúng ta đứng đây có tên là Thiên Nhai Hải Giác (chân trời góc biển). Đất của Thiên triều đến đây là hết rồi... Thế rồi tống cổ vịthuyền trưởng bị cướp ra khỏi nha môn. Nhưng sự kiện đó cần phải có cái kết, nếu không về nước biết ăn nói ra sao? Viên thuyền trưởng đành phải cho tàu chạy vào cảng Hải Phòng. Quan chức địa phương ở đó rất tốt, xác nhận cho ông ta, lại còn cho tàu chạy vòng ra, coi như đã truy bắt cướp.
Như một chân lý khách quan, Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo của Việt Nam nên những tư liệu và chứng cứkhẳng định chủ quyền của Việt Nam cũng với thời gian ngày càng trở nên rõ ràng và phong phú thêm. Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh hải và trên hai quần đảo này, giới khoa học giữ một vai trò vô cùng quan trọng.
Đó là chứng cứ gì? Đó chính là chứng cứ về kiểm soát và quản lý thực tế. Chứng cứ này nói lên Chính phủ TQ ngay từ thời triều Thanh đã không thừa nhận “Tây Sa” là lãnh thổ của mình, cũng không đảm trách công tác trị an ở đó”.
Năm 1974, TQ dùng vũ lực tấn công đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Ngay sau đó, chính quyền TQ đãcửmột đoàn nghiên cứu lịch sử, khảo cổtrong đó có GS. Hàn Chấn ra khảo sát một sốđảo. Trong công trình do mình chủbiên, ông đãđềcập tới ngôi chùa có tên Hoàng Sa tựtrên đảo Vĩnh Hưng (tức đảo PhúLâm theo tên của Việt Nam). Mặc dùtên chùa vàcác câu đối viết bằng chữHán, nhưng đây lại làmột trong những chứng cớhết sức thuyết phục vềchủquyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Theo mô tảtrong tạp chí“Lữ hành gia” quyển 6, xuất bản năm 1957 tại Bắc Kinh thì vào thời điểm ấy trong chùa còn ghi niên đại trùng tu vào năm Bảo Đại 14 (1939). Dựa vào những ghi chép trong bộĐại Nam thực lục chính biên, có thểbiết ngôi chùa này đãđược vua Minh Mệnh ra lệnh xây theo đềnghị của BộCông vàtỉnh Quảng Ngãi. Người được giao phụ trách công việc này làcai đội Phạm Văn Nguyên. Lính vàdân phu hai tỉnh Bình Định vàQuảng Ngãi đãchuyên chở vật liệu từđất liền ra xây dựng.
T.S (tổng hợp)