Kỳ 2: Báo động xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Theo Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh, đối với các tiểu thương, để nhận biết hàng lậu là không khó bởi bản thân hàng hóa họ đang bán hầu hết đều không có hóa đơn chứng từ cũng như nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, có không ít người sẵn sàng kinh doanh hàng lậu, hàng giả để thu lợi nhuận. Về phía người tiêu dùng (NTD), nhiều người vẫn có thói quen thích hàng giá rẻ đã tạo điều kiện cho hàng lậu, hàng giả tiêu thụ được trên thị trường.
Giày dép, quần áo... là những mặt hàng bị vi phạm sở hữu trí tuệ nhiều nhưng khó xử lý vì chủ sở hữu nhãn hiệu không mặn mà tham gia vào việc xử lý nạn hàng giả. Trong ảnh: Lực lượng QLTT tỉnh kiểm tra một cửa hàng bán giày dép trên địa bàn tỉnh. Ảnh: THANH HỒNG
Chuộng hàng nhái vì... giá “bèo”
Tháng 1-2017, Chi cục QLTT tỉnh đã phát hiện một vụ rượu Vodka xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ nhãn hiệu Vodka Hà Nội. Chi cục đã xử lý phạt tiền 11,5 triệu đồng, buộc tiêu hủy 1.100 chai Vodka Super men. Trước đó, tháng 5-2016, Đội Cảnh sát kinh tế Công an TX.Dĩ An đãtriệt xóa tụđiểm chuyên buôn bán rượu giả, bắt quả tang đối tượng Bùi Văn Hoài đi xe mô tô vận chuyển thùng carton chứa 15 chai rượu giả hiệu Ballantines - Finest. Qua đấu tranh, Hoài khai nhận chuyên làm giả rượu ngoại các nhãn hiệu Chivas, Henessey, Martin… để cung cấp cho thị trường tỉnh Bình Dương vàcác tỉnh, thành lân cận. Tháng 4-2016, Đội QLTT số 1 phối hợp với thanh tra SởThông tin - Truyền thông tiến hành kiểm tra Công ty TNHH MTV Đại An Khang (phường Phú Cường, TP.ThủDầu Một) đãphát hiện 280 máy tính giả hiệu Casino. Còn vào ngày 6-5-2016, Công an TX.Thuận An phối hợp với Đội QLTT số2 đãkiểm tra và phát hiện Chi nhành Công ty Hoàng Giao (phường Thuận Giao, TX.Thuận An) cóhành vi sản xuất mỹ phẩm giảmạo nhãn hiệu. Sau khi xác minh làm rõ, Công an thị xãđã xử phạt chi nhánh 40 triệu đồng và buộc tiêu hủy 6.802 tuýp, hộp, chai, lọ mỹ phẩm thành phẩm.
Đặc biệt, cuối năm 2016, Chi cục QLTT tỉnh phối hợp với lực lượng Cảnh sát kinh tế thuộc Cục Chống buôn lậu Bộ Công an vàlực lượng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh đãkiểm tra 8 toa tàu thuộc đoàn tàu HH7 từ HàNội vềga Sóng Thần (TX.Dĩ An). Qua kiểm tra lực lượng đãphát hiện 7.100 viên pháo hoa, 25 kiện quần áo may sẵn không xuất trình được hóa đơn, chứng từ cùng khoảng 10 tấn hàng hóa tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 có dấu hiệu nhập khẩu từ Trung Quốc, gồm đồ chơi trẻ em, mỹphẩm, phụtùng xe 2 bánh, kim khíđiện máy, bao bì giảmạo nhãn hiệu bột giặt Omo…
Khảo sát tại các chợtrên địa bàn tỉnh cho thấy, sản phẩm hàng hóa nhập lậu được bày bán công khai. Tại chợDĩ An (TX.Dĩ An), nhiều cửa hàng giày dép bày bán nhiều sản phẩm giày dép nhái tên các nhãn hiệu giày nổi tiếng như Adidas, Nike, Ecko... nhưng giáchỉ 120.000 - 200.000 đồng/sản phẩm vàbán rất chạy. Chị Trịnh Thị Kim Phượng, tiểu thương quầy giày dép tại đường Cô Bắc, phường Dĩ An, TX.Dĩ An cho hay, các loại giày dép có giárẻ thường được nhiều công nhân chọn mua. Khi chúng tôi hỏi bản thân người bán vàngười mua những sản phẩm này có biết đó làhàng giả, hàng nhái nhãn hiệu thì chị Phượng nói biết, nhưng do khách hàng thích mua thì chị bán. Đây chính lànguyên nhân khiến ngành chức năng khó xửlýtriệt để nạn buôn lậu, hàng gian, hàng giả vàgian lận thương mại.
Doanh nghiệp chân chính bị thiệt hại
Đại diện Công ty TNHH MTV Hoa Thiên Phú (TP. Hồ ChíMinh) chia sẻ, sản phẩm mỹphẩm Sắc Ngọc Khang làthương hiệu uy tín trong nước. Tuy nhiên, có rất nhiều sản phẩm Sắc Ngọc Khang trên thị trường Việt Nam hiện nay làhàng nhái nhãn hiệu, kém chất lượng. Thực trạng này không chỉ gây tổn thất vềkinh tế màcòn ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của công ty đối với NTD. Đại diện công ty này cho rằng, khi doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu có chất lượng, nổi tiếng, được NTD ưa chuộng thì cũng làlúc trên thị trường tràn lan các sản phẩm có tên gọi, mẫu mãtương tự. Lãnh đạo công ty đãphải nhiều lần nhờ đến các cơ quan chức năng để xửlýcơ sởvi phạm. Tuy nhiên, nay tìm ra vụnày, mai lại phát hiện vụlàm hàng nhái khác, việc đấu tranh bảo vệquyền sởhữu trítuệvì thế kéo dài, gây thiệt hại lớn vềkinh tế vàthương hiệu sản phẩm.
Ông Trần Văn Tùng, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh cho biết, các mặt hàng giày dép, túi xách... giả nhãn hiệu nổi tiếng được bày bán công khai trên thị trường rất khó xử lý vì không có chủ sở hữu tại Việt Nam. Thậm chí, một số chủ sở hữu còn không hợp tác vì ngại ảnh hưởng đến thương hiệu, lòng tin của NTD; hơn nữa sốlượng từng vụ vi phạm không nhiều nên khi xử lý phải mất thời gian xác minh, đi lại... Chính điều này đã gây thêm khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay. |
Ông Nguyễn Lâm Viên, Phó Chủtịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, tình trạng hàng giả, nhái nhãn hiệu đang tràn lan trên thị trường đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp chân chính. Nếu công cụpháp chế của Nhànước chưa đủmạnh vàcác cơ quan hữu quan chưa vào cuộc mạnh mẽ thì vấn nạn này sẽ còn diễn biến phức tạp hơn nhiều trong tương lai. Còn ông Trần Văn Tùng, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh cho hay, doanh nghiệp làchủsởhữu quyền, chủsởhữu hàng hóa của mình nên hiểu rõnguồn gốc hàng hóa của mình hơn ai hết, vì thế doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh với hàng giả, hàng xâm phạm quyền sởhữu trítuệ. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hoặc không quan tâm bảo vệtài sản trítuệcủa mình. Khi sản phẩm của mình bị làm giả, một số doanh nghiệp còn thờ ơ khi được yêu cầu hợp tác cung cấp thông tin, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xửlývi phạm của ngành chức năng. Trong khi đó, nhiều mặt hàng xâm phạm quyền sởhữu trítuệ, sởhữu công nghiệp được làm nhái hết sức tinh vi, có khi ngay cả cơ quan chức năng cũng khó nhận diện được đâu làhàng thật đâu làhàng giả.
Theo ông Tùng, hiện lực lượng QLTT của tỉnh gặp nhiều khó khăn vềtruy tìm nguồn gốc xuất xứ hàng hóa do đa sốhàng nhập lậu đều được hợp thức hóa hóa đơn chứng từ, nơi xuất hóa đơn thường là các tỉnh biên giới phía Bắc, Hà Nội... Bên cạnh đó, lực lượng QLTT của tỉnh mỏng, trong khi việc xác minh nguồn gốc hàng hóa mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác của đơn vị. Nhưng điều quan trọng làviệc ngăn chặn, chống buôn lậu tại các tuyến biên giới hiện nay chưa triệt để vàhiệu quả. Muốn triệt được nạn hàng giả, hàng lậu phải ngăn chặn từ biên giới, pháđược tận ổ sản xuất, nơi nhập lậu; còn hiện nay chúng ta mới xửlýphần ngọn. Thực tế cho thấy, các đối tượng gian thương sản xuất, vận chuyển hàng trăm ngàn sản phẩm giả phân phối qua nhiều khâu trung gian đi khắp cả nước; đối tượng trực tiếp nhập lậu các mặt hàng thì ẩn nấp khắp nơi, trong khi lúc phát hiện ra hàng giả thì NTD đãmua rồi… nên lực lượng chức năng rất khó xửlý.
Kỳ cuối: Cần sự phối hợp hiệu quả giữa các tỉnh, thành
T.HỒNG - P.HIẾU