Báo cáo này cho biết, trong khi nghiên cứu những cuộc tấn công này, các nhà nghiên cứu vô tình phát hiện ra một loại mã độc được tạo ra dưới một hình thức gần giống với Shamoon 2.0. Tuy nhiên, nó lại rất khác biệt và còn tinh vi hơn cả Shamoon. Họ gọi mã độc này là StoneDrill.
StoneDrill cũng rất đặc biệt với kĩ thuật chống phát hiện cao cấp và những công cụ gián điệp. Ngoài mục tiêu ở Trung Đông, một mục tiêu khác của StoneDrill được phát hiện là Châu Âu, nơi mà những mã độc xóa dữ liệu đã sử dụng ở Đông Âu chưa bị phát hiện.
Báo cáo này cũng cho biết, khi máy bị tấn công, StoneDrill tự đưa mình vào quá trình nhớ của trình duyệt ưa thích của người dùng. Trong quá trình này, nó sử dụng hai kĩ thuật chống làm giả tinh vi nhằm đánh lừa các giải pháp bảo mật được cài đặt trong máy của nạn nhân. Lúc này mã độc bắt đầu phá hủy các tập tin trên máy tính.
Cho đến thời điểm này, ít nhất hai đối tượng của mã độc xóa dữ liệu StoneDrill đã được xác định, một ở Trung Đông và một ở Châu Âu.
Bên cạnh module xóa dữ liệu, các nhà nghiên của của Kaspersky Lab cũng tìm thấy backdoor StoneDrill, vốn được phát triển bởi cùng các nhà lập trình và được sử dụng cho mục đích gián điệp. Các chuyên gia đã phát hiện bốn bảng chỉ huy và điều khiển đã được các kẻ tấn công sử dụng để chạy các hoạt động gián điệp với sự giúp đỡ của backdoor StoneDrill chống lại một số mục tiêu không rõ.
Có lẽ điểm thú vị nhất về StoneDrill chính là việc nó kết nối với các mã độc xóa dữ liệu khác và những hoạt động gián điệp trước đó. Khi các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab phát hiện StoneDrill với sự trợ giúp của các quy tắc Yaram được tạo ra để xác định các mẫu chưa biết của Shamoon, họ nhận ra mình đang tìm kiếm một mã độc độc hại mà dường như đã được tạo ra từ Shamoon một cách riêng biệt. Mặc dù hai mã độc cùng nguồn gốc, Shamoon và StoneDrill không chia sẻ chính xác cùng một nền tảng mã, tuy nhiên tư duy của tác giả và cách lập trình khá giống nhau. Đó là lí do tại sao có thể xác định StoneDrill từ những quy tắc Yara do Shamoon phát triển.
Được biết, năm 2012, Shamoon (còn được biết đến là Disttrack) đã vô cùng nổi tiếng vì từng tấn công hơn 35.000 máy tính của công ty dầu khí ở Trung Đông. Cuộc tấn công này đã khiến 10% nguồn cung cấp dầu mỏ của thế giới có nguy cơ bị nguy hiểm. Tuy nhiên, sự cố này chỉ mới là khởi đầu, sau đó mọi chuyện càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vào cuối năm 2016, nó trở lại dưới tên gọi là Shamoon 2.0, một chiến dịch mã độc sâu rộng hơn sử dụng phiên bản cập nhật của mã độc năm 2012.
Để bảo vệ các tổ chức khỏi những cuộc tấn công này, các chuyên gia bảo mật khuyên cáo:
1. Tiến hành đánh giá an ninh của mạng lưới điều khiển (nghĩa là kiểm toán an ninh, thử nghiệm xâm nhập, phân tích lỗ hổng) để xác định và loại bỏ bất kỳ lỗ hổng bảo mật nào. Xem lại các chính sách bảo mật của nhà cung cấp và các bên thứ ba trong trường hợp họ có quyền truy cập trực tiếp vào mạng điều hành.
2. Tìm kiếm sự hiểu biết bên ngoài: sự hiểu biết từ các nhà cung cấp danh tiếng giúp các tổ chức tiên đoán được các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của công ty trong tương lai.
3. Đào tạo nhân viên, đặc biệt quan tâm nến đội ngũ hoạt động và kỹ thuật và nhận thức của họ về những mối đe dọa và cuộc tấn công gần đây.
4. Cung cấp bảo vệ trong phạm vi trong và ngoài. Một chiến lược an ninh thích hợp phải cung cấp đủ các nguồn lực đáng để để phát hiện các cuộc tấn công và phản ứng để ngăn chặn tấn công trước khi nó xâm nhập các đối tượng quan trọng.
45. Đánh giá các phương pháp bảo vệ cấp cao: bao gồm việc kiểm tra tính toàn diện cho các bộ điều khiển và giám sát mạng chuyên dụng để tăng cường an ninh cho công ty và giảm thiểu cơ hội phá hoại thành công, ngay cả khi một số điểm nút bị tổn thương cũng không thể vá hay loại bỏ.
Theo Dân trí