Tăng 8 kg trong vài tháng, cơ thể mệt mỏi, Ngọc Linh, 25 tuổi, sốc khi nhận kết quả cholesterol 14, cao gần gấp ba lần bình thường.
Có 2 loại dịch bệnh sau lũ cần quan tâm đề phòng là tiêu chảy cấp và các bệnh ngoài da. Do môi trường, nguồn nước sinh hoạt sau lũ bị ô nhiễm nên khi dùng chế biến thực phẩm cũng rất dễ gây bệnh về tiêu hóa. Điều kiện vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất sẽ dễ gây nên bệnh tiêu chảy cấp. Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, Trưởng khoa nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh khuyến cáo, người dân cần phòng ngừa bệnh tiêu chảy bằng cách ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, rửa tay nhiều lần bằng xà phòng. Trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa cũng như sau lũ lụt, cần được ăn uống đầy đủ chất, bổ sung nhiều trái cây để tăng sức đề kháng, uống đủ nước, giữ vệ sinh nhà cửa, trường học, nơi công cộng để chống sự xâm nhập của những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài… Các Y, bác sĩ khám bệnh và tư vấn cho người dân tại xã Cây Trường, Bến Cát sau trận lũ vừa qua
Vẩy nến là một bệnh lý liên quan tới gen, miễn dịch qua trung gian tế bào biểu hiện ngoài da hoặc khớp. Loại vẩy nến mảng là dạng thường gặp nhất, những mảng da được gọi là sang thương da bị viêm và có vẩy màu trắng bạc. Vẩy nến có thể nhẹ từ vài thương tổn hoặc trung bình cho tới có nhiều vùng lớn ngoài da bị bệnh. Độ nặng của bệnh cũng rất khác nhau ở mỗi người; tuy nhiên, phần lớn chúng ta mắc bệnh vẩy nến mức độ nhẹ. Bệnh gây ra những triệu chứng trên da rất khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi đã mắc vẩy nến, người bệnh cần suy nghĩ lạc quan và tích cực hợp tác với BS để giúp cải thiện bệnh.
Dạo quanh một số trường học trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một, chúng ta dễ dàng bắt gặp những người bán TAĐP di động. Trước giờ vào lớp, nhất là buổi sáng, các điểm bán TAĐP thường rất đông khách. Đường Trần Văn Ơn, đoạn trước trường Đại học Thủ Dầu Một và trường Tiểu học Phú Hòa (TP.Thủ Dầu Một) có rất nhiều điểm bán TAĐP. Ngoài những quán cóc, là những chiếc xe đẩy bán đủ thứ, từ cơm chiên, bánh mì, bún gạo xào đến bánh tiêu, xôi, sữa đậu nành, đậu xanh… nhưng chẳng có gì che chắn bụi, nắng. Học sinh, sinh viên (HS, SV) thì tranh thủ mua, ăn để kịp giờ vào học. Người bán thì vô tư bốc thức ăn bằng tay, nhưng chẳng thấy thực khách nào phản ứng. Liệu những điểm bán đồ ăn, thức uống trước cổng trường như thế này có bảo đảm vệ sinh hay không? Ngay trước cổng trường Đại học Thủ Dầu Một (cổng 3) trên đường Trần Văn Ơn, phường Phú Hòa (TP. TDM), một số người còn bày bán thức ăn ngay sát mặt đất, chỉ “che đậy” bằng một tấm nylon mỏng manh nửa úp nửa mở, vậy mà có rất đông HS, SV ghé mua và ăn ngon lành. Các em HS, SV nên cẩn thận khi sử dụng thức ăn trước cổng trường. Trong ảnh: Các hàng quán thức ăn đường phố trước cổng trưởng Đại học Thủ Dầu Một