Đừng lơ là khi trẻ sốt

Cập nhật: 14-06-2011 | 00:00:00

Khoa hồi sức cấp cứu BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận một trường hợp trẻ gái 2 tuổi trong tình trạng hôn mê, khó thở. Khai thác bệnh sử ghi nhận trẻ bệnh 3 ngày, ngày 1 - 2 trẻ sốt cao liên tục, nổi ít hồng ban dạng chấm ở chân, tay, ăn uống kém, điều trị bác sĩ tư không bớt. Đến ngày thứ 3 trẻ li bì, giật mình, chới với, bỏ ăn run chân, co giật toàn thân, người nhà đưa trẻ thẳng đến BV Nhi Đồng 1.

Tại đây, ghi nhận trẻ co giật, thở nấc, tím tái, mạch không bắt được, hồng ban dạng chấm, mụn nước ở lòng bàn tay, chân, chấm loét ở miệng, được các bác sĩ chẩn đoán bệnh tay chân miệng biến chứng thần kinh, suy hô hấp tuần hoàn. Trẻ được đặt nội khí quản giúp thở, chống co giật, chống sốc bằng test dịch truyền, đo CVP, đo huyết áp động mạch xâm lấn, thuốc vận mạch dobutamine, adrenaline, truyền tĩnh mạch gamaglobuline. Sốt cao liên tục 40 - 410C được hạ sốt tích cực nhưng tình trạng vẫn không hạ, tình trạng hôn mê, suy hô hấp, sốc không cải thiện. Trẻ được tiến hành lọc máu liên tục, tiếp tục phối hợp hồi sức hô hấp tuần hoàn, chống co giật, chống phù não. Sau hơn một tuần điều trị tình trạng hô hấp tuần hoàn trẻ cải thiện, trẻ tỉnh dần, được cai máy thở. Đây là một trong các trường hợp nặng được cứu sống.

Qua trường hợp này, chúng tôi xin lưu ý đến quý phụ huynh có con em bị bệnh tay chân miệng, cần phải đưa đến bệnh viện ngay nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau: sốt cao, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình, hốt hoảng, chới với, run giật tay chân, co giật, nôn ói nhiều, bỏ bú, yếu liệt tay chân, da nổi bông.

BS. MINH TIẾN (BV Nhi Đồng 1)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên