Chuyên Đề: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

Kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia

Cập Nhật 01-07-2014 14:19: 18

Hôm qua (20-5), kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII chính thức khai mạc tại Hà Nội, với dự kiến chương trình làm việc kéo dài hơn 1 tháng. Một điều đáng chú ý là bên cạnh các nội dung quan trọng khác, ngay trong buổi chiều ngày đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội dành thời gian để nghe Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trình bày báo cáo về tình hình biển Đông, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta và chủ trương, giải pháp của Việt Nam. Điều đó cho thấy, tình hình biển Đông đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của Quốc hội tại kỳ họp lần này.

Khơi dậy lòng dân yêu nước

Cập Nhật 01-07-2014 14:19: 18

Lần giở sử liệu thời các chúa Nguyễn đều có ghi chép cụ thể về đội dân binh giữ gìn chủ quyền biển, đảo. Theo ghi chép trong các sử liệu, để xác lập chủ quyền biển, đảo trên biển Đông, hàng năm các chúa Nguyễn tuyển chọn ngư dân giỏi nghề đi biển từ các làng chài tại cửa biển Sa Kỳ, sau đó mở rộng ra các phường chài An Vĩnh và An Hải trên đảo Lý Sơn để thành lập đội dân binh. Đội dân binh này thường giương buồm nương theo gió nồm vượt sóng ra quần đảo Hoàng Sa thu lượm sản vật và xây dựng, tôn tạo bia chủ quyền. Như vậy, cách đây 400 năm các chúa Nguyễn đã biết dựa vào dân để xác lập chủ quyền biển, đảo và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Văn hóa yêu nước

Cập Nhật 01-07-2014 14:19: 18

Những ngày qua, Trung Quốc đã đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển của Việt Nam cùng với hơn 80 tàu hải giám có sự yểm trợ của máy bay và dùng vòi rồng phun nước tấn công, cho tàu lớn lao thẳng đâm rách mạn tàu Cảnh sát biển Việt Nam, làm nhiều người thực thi công vụ của ta bị thương. Trước hàng loạt vi phạm này, Nhà nước ta đã khẳng định việc làm của Trung Quốc đi ngược luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, làm tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam.

Xây dựng đội du kích giữ biển

Cập Nhật 01-07-2014 14:19: 18

Cách đây 4 thế kỷ, khi xác lập chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông các chúa Nguyễn đã biết dựa vào ngư dân để giữ biển. Hàng năm, các quan địa phương theo lệnh chúa Nguyễn tuyển chọn dân đinh giỏi nghề đi biển để thành lập lực lượng dân binh giữ biển. Công việc của họ được ghi lại trong sách sử không chỉ là khai thác phẩm vật, thu lượm đồ đạc tàu bè bị đắm, mà còn làm nhiệm vụ xây dựng bia chủ quyền tại các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa và một số đảo ở phía nam của Tổ quốc. Trong bối cảnh biển Đông không bình yên như hiện nay, việc dựa vào ngư dân để xây dựng đội du kích ngày đêm bám biển là vô cùng cần thiết.

Quay lên trên