Cơn đau tim và nước

Cập nhật: 15-07-2014 | 00:00:00

Có nhiều điều cần làm được các bác sĩ (BS) chuyên khoa tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh hướng dẫn cho mọi người phòng ngừa. Dưới đây là tác dụng của nước và cách vượt qua cơn đau tim hành hạ người bệnh…

Uống đủ nước là điều tưởng như đơn giản nhưng vẫn có người không thực hiện được hoặc rất ít chú tâm. Trong ngày, chúng ta cần uống khoảng 2 ly nước sau khi thức dậy để giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng, 1 ly nước 30 phút trước bữa ăn, giúp tiêu hóa, 1 ly nước trước khi tắm - giúp giảm huyết áp và 1 ly nước trước khi đi ngủ để tránh đột quỵ hoặc đau tim.

Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy trước khi đi ngủ, uống một cốc nước có thể giúp phòng ngừa chứng tai biến mạch máu não. Trong thực tế, những trường hợp tai biến mạch máu não thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu trở nên đặc hơn và đây là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Trong một ngày, máu có lúc đặc lúc loãng, đồng thời có một quy luật nhất định.

Buổi sáng, từ 4 giờ đến 8 giờ, là lúc máu đông đặc nhất, sau đó dần dần loãng ra, đến khoảng 12 giờ đêm là thời điểm loãng nhất, rồi dần dần đặc lại, và đến buổi sáng hôm sau lại lên đến đỉnh cao. Vì vậy, mỗi người, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra.

Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.

Với người bệnh tim mạch, khi lên cơn đau tim thì tim họ sẽ đập loạn nhịp, yếu. Sau đó, họ cảm thấy choáng, uể oải. Khi bắt đầu cảm thấy như thế, thì chỉ còn 10 giây nữa họ sẽ ngất. Tuy nhiên người bệnh có thể tự giúp mình bằng cách ngay lập tức ho thật mạnh, dài và sâu (như khạc đờm từ sâu trong ngực). Đồng thời, trước và xen kẽ mỗi cơn ho người bệnh hít 1 hơi thật sâu.

Người bệnh cần lặp lại hít thở sâu và cơn ho như trên mỗi 2 giây, chỉ dừng lại cho đến khi cảm thấy tim đập trở lại bình thường và người có thể giúp đỡ đến. Hít thở sâu giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn bình thường và mỗi cơn ho dài, mạnh, sâu giúp bóp mạnh quả tim làm cho máu lưu thông.

H.CẦN

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=661
Quay lên trên