Dệt may xuất khẩu: Phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu

Cập nhật: 25-12-2018 | 06:14:34

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15-12, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng dệt may đạt 28,951 tỷ USD. Còn theo cách tính toán của ngành dệt may, kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng đến thời điểm này lên đến 35,117 tỷ USD (ngành dệt may tính chung bao gồm 4 nhóm sản phẩm: Dệt may; xơ, sợi dệt; vải mành, vải kỹ thuật; nguyên phụ liệu dệt may).

Như vậy, năm 2018 được ghi nhận là một trong những giai đoạn khởi sắc nhất về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may trong vài năm gần đây. Cụ thể, nếu tính riêng nhóm dệt may tốc độ tăng trưởng trong năm 2018 đạt gần 16,7%; tính chung cả 4 nhóm hàng tốc độ tăng trưởng là 15,8%. Đây là kết quả ấn tượng, vì vài năm gần đây tốc độ tăng trưởng của ngành này, nhất là nhóm hàng chính (dệt may) chỉ xoay quanh mức trên dưới 10%.

Xét về thị trường xuất khẩu của ngành dệt may trong nước, Hoa Kỳ vẫn là nhà nhập khẩu lớn nhất với trị giá 12,45 tỷ USD, tăng 11,8% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 45% (cập nhật về thị trường hết tháng 11); kế đến là thị trường Liên minh châu Âu, đạt 3,78 tỷ USD, tăng 11,5%; thị trường Nhật Bản đạt trị giá 3,48 tỷ USD, tăng 24,3%… Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là ngành hàng xuất khẩu quan trọng này đang phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Tính đến 15-12, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp dệt may trong nước (bông, xơ sợi dệt, vải, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) lên đến 24 tỷ USD.

P.V

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=425
Quay lên trên