Độ mặn trên sông Sài Gòn và Đồng Nai chưa ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Cập nhật: 31-03-2016 | 08:48:56

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh, do thời tiết khô hạn kéo dài, tình hình xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn và sông Đồng Nai vẫn đang tiếp tục diễn ra. Theo đợt khảo sát gần nhất, từ ngày 18 đến 25-3, tại Cầu Ngang độ mặn đạt 1,60/00 (giảm 0,70/00 so với tuần trước đó); tại Bà Lụa độ mặn đạt 10/00 (giảm 0,40/00 so với tuần trước đó); độ mặn cao nhất tại điểm khảo sát ở Lái Thiêu là 2,20/00 (giảm 0,60/00 so với tuần trước đó). Độ mặn này không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhưng có ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt. Đối với sông Đồng Nai đoạn chảy qua khu vực tỉnh Bình Dương, xuất hiện xâm nhập mặn cao nhất trong tuần khảo sát nói trên tại trạm Hóa An là 0,040/00 vào ngày 20-3, không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nhưng có ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt trong phạm vi giới hạn cho phép.


Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh, độ mặn trên sông Sài Gòn và Đồng Nai chưa ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Trong ảnh: Sông Sài Gòn chảy qua khu vực tỉnh Bình Dương. Ảnh:
QUỲNH NHIÊN

Trước tình hình xâm nhập mặn, hồ Dầu Tiếng đã tiến hành xả nước qua tràn xuống sông Sài Gòn để đẩy mặn đợt 6 từ 7 giờ ngày 18-3 đến 7 giờ ngày 22-3-2016. Lưu lượng xả là 20m3/giây; độ mở của tràn là 0,13m.

Ông Lê Quốc Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hưng Định, TX.Thuận An cho biết, hiện nay, nhìn vào dòng chảy cũng như mực nước chảy qua khu vực cầu Ngang có thể nhận ra tình trạng mặn đang diễn ra, cụ thể là ở một số nơi đã xuất hiện tình trạng rong bị chết. Đối với diện tích vườn cây ăn trái gồm 154 ha của phường, hiện vẫn không bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn, bởi nông dân đã được khuyến cáo lấy nước vào kênh, mương vườn để trữ khi mực nước lên nhằm hạn chế độ mặn; chủ động trữ nước, lấy nước trong điều kiện cho phép. Hiện tại, địa phương chưa ghi nhận thiệt hại trên cây ăn trái do xâm nhập mặn gây ra. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã tăng cường các giải pháp khuyến nông, khuyến cáo bà con sử dụng tiết kiệm nước tưới, giữ vệ sinh nguồn nước, triển khai nhanh các biện pháp đối phó thích hợp khi xâm nhập mặn trong vùng diễn biến phức tạp.

QUỲNH NHIÊN

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên