Hoàn thiện hạ tầng, chủ động thu hút dòng vốn mới

Cập nhật: 27-08-2020 | 08:00:50

 Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực kinh tế nên kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Bình Dương trong 7 tháng đầu năm 2020 đã giảm 40,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tỉnh cũng đang tập trung mọi nguồn lực để chuẩn bị đón dòng vốn FDI đang dịch chuyển vào Việt Nam, nhất là dòng vốn từ EU, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đi vào thực thi.

 Bình Dương tiếp tục thu hút mạnh dòng vốn FDI. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Punch Industry Manufacturing Việt Nam (KCN Mỹ Phước, TX.Bến Cát) Ảnh: T.PHƯƠNG

 Thu hút đúng định hướng

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ đầu năm đến ngày 20-6- 2020, Bình Dương đứng thứ 5 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài sau Bạc Liêu (có duy nhất dự án điện khí hóa lỏng 4 tỷ đô la Mỹ), TP.Hồ Chí Minh (2 tỷ đô la Mỹ), Bà Rịa - Vũng Tàu (1,94 tỷ đô la Mỹ), Hà Nội (1,2 tỷ đô la Mỹ). Từ đầu năm đến hết quý II-2020, toàn tỉnh đã thu hút 963 triệu đô la Mỹ, bằng 66% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 68,8% so với chỉ tiêu năm 2020. Trong đó, cấp giấy chứng nhận đầu tư mới 71 dự án với tổng số vốn đăng ký là 327 triệu đô la Mỹ. Tổng vốn đầu tư đăng ký vào các khu công nghiệp (KCN) đạt 697 triệu đô la Mỹ, bằng 67% so với cùng kỳ, chiếm 72% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trên toàn tỉnh.

Lũy kế đến nay, Bình Dương đng th 3 c nưc (sau TP.H Chí Minh và Hà Ni) v thu hút vn đu tư nưc ngoài vi 3.855 d án đưc cp giy chng nhn đăng ký đu tư còn hiu lc vi tng vn đăng ký là 34,9 t đô la M, chiếm 9,2% tng vn đu tư nưc ngoài c nưc. Quy mô trung bình d án khong 9,1 triu đô la M.

Vốn đầu tư vẫn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 726,3 triệu đô la Mỹ, chiếm 75% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trên toàn tỉnh, bao gồm 53 dự án đầu tư mới, 54 dự án điều chỉnh vốn, 197 dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần. Vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt 130 triệu đô la Mỹ, chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư. Có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Bình Dương.

Qua đó cho thấy, dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng tỉnh vẫn thu hút được các dự án phù hợp với định hướng đã đề ra trong quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phương, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, như công nghiệp chế biến, chế tạo... Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI vẫn đang là thành phần kinh tế góp phần giúp Bình Dương hội nhập sâu vào đời sống kinh tế quốc tế.

Chủ động đón dòng vốn mới

Bình Dương đang sở hữu kết cấu hạ tầng đồng bộ, đa dạng, hiện đại ở nhiều loại hình, liên tiếp đứng tốp đầu về Chỉ số cải cách hành chính (Par Index), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và nhiều chỉ số khác… là môi trường hấp dẫn, thu hút đầu tư. Đặc biệt “làn sóng” đầu tư mới từ một số nhà đầu tư nước ngoài có uy tín trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp chế tạo mới đây, như: Dự án của nhà đầu tư Sung Shin Tech Limited (Singapore), vốn đăng ký 30 triệu đô la Mỹ tại KCN Tân Đông Hiệp B; dự án sản xuất sản phẩm từ hợp kim nhôm của nhà đầu tư Ever Giant International Private Limited (Singapore), vốn đăng ký 20 triệu đô la Mỹ tại KCN Bàu Bàng. Đây là tín hiệu lạc quan trong thu hút đầu tư của Bình Dương.

Ông Bùi Minh Trí, Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh, cho biết quan điểm chỉ đạo của tỉnh trong thu hút các dự án mới phải có chọn lọc, ưu tiên các dự án đầu tư của các đối tác có tiềm lực mạnh, các tập đoàn kinh tế lớn, các ngành công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường. Trong đó tập trung thu hút vào các KCN, cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Đặc biệt chú trọng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đến nay, Ban Quản lý các KCN tỉnh tiếp tục được giao quản lý 31 KCN với tổng diện tích quy hoạch 12.720,95 ha; trong đó có 29 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 11.020,95 ha. Quỹ đất hiện tại của các KCN tại Bình Dương đã đạt tỷ lệ lấp đầy khá cao. Trong giai đoạn tới công tác thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh sẽ có sự chuyển biến tích cực, thực chất hơn, chọn lọc hơn theo hướng chuyên biệt, sinh thái, thông minh và sẽ tạo sức hút mới. Do đó, các KCN hiện hữu và các KCN mới cần có các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh, sức thu hút để tận dụng nhu cầu ngày càng tăng.

Để sẵn sàng đón “làn sóng” đầu tư mới, các KCN tỉnh đang gấp rút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Từ đầu năm đến nay, các chủ đầu tư KCN đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật với tổng vốn đầu tư 146,45 tỷ đồng, đạt 103,78% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 73,23% kế hoạch năm 2020 (200 tỷ đồng). Vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật tập trung chủ yếu vào các hạng mục, như: San lấp mặt bằng, đường giao thông, hệ thống chiếu sáng, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, trồng cây xanh… Một số KCN đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ xây dựng, như: KCN Cây Trường (700 ha) đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đang làm thủ tục điều chỉnh vị trí ranh giới; KCN Đông Hiệp A đang tiếp tục công tác đền bù giải phóng mặt bằng 2,2 ha quy hoạch đất cây xanh tập trung; KCN KSB mở rộng, Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 đang đền bù; KCN VSIP III đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đang triển khai các thủ tục pháp lý để đi vào hoạt động...

 Theo ông Nguyn Thanh Trúc, Phó Ch tch UBND tnh, s suy gim trong kết qu thu hút đu tư nưc ngoài va qua ch là tm thi. Nếu tình hình dch bnh sm chuyn biến tích cc thì làn sóng dch chuyn đu tư cũng sm din ra. Bên cnh đó, khi các hip đnh thương mi t do đưc trin khai là tác nhân quan trng, thúc đy dòng vn dch chuyn vào Vit Nam, trong đó có Bình Dương. Tnh đang tp trung ch đo các s, ngành, đa phương ch đng kết ni, mi gi nhà đu tư, tăng tc hoàn thin cơ chế, quy hoch, h tng đ sn sàng đón dòng vn này.

 NGỌC THANH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=615
Quay lên trên