Phát triển du lịch sẽ phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh

Cập nhật: 12-08-2013 | 00:00:00
(BDO) Theo Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt, sẽ phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng du lịch; đặc biệt chú trọng đến những lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các lợi thế so sánh khác. Trên cơ sở đó, ngành du lịch sẽ được xây dựng trở thành ngành có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; đồng thời là một công cụ nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, hưởng thụ tinh thần của nhân dân địa phương. Phấn đấu đến năm 2015 tỉnh sẽ đón khoảng 5 triệu lượt khách, trong đó có 43 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2020 đón 6 triệu 800 ngàn lượt khách, trong đó 63 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2025 dự báo thu hút khoảng 9 triệu lượt khách, trong đó 80 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2030 dự báo thu hút khoảng 12 triệu lượt khách, trong đó có 110 ngàn lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch đến năm 2015 đạt khoảng 2.200 tỷ đồng, năm 2020 đạt khoảng 4.450 tỷ đồng...  Du khách tham quan chùa Núi Cậu (Dầu Tiếng)Phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng định hướng phát triển du lịch không gian phía Nam (bao gồm khu vực TP.TDM, TX. Thuận An, TX. Dĩ An và một phần của huyện Bến Cát với sản phẩm du lịch chính gồm du lịch sinh thái (du lịch miệt vườn, du lịch sông nước), du lịch văn hóa (tham quan di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, du lịch tâm linh, tín ngưỡng), vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm, du lịch MICE, du lịch thể thao cao cấp);  không gian phía Tây Bắc ( bao gồm khu vực hồ Dầu Tiếng, núi Cậu, hành lang sông Sài Gòn và khu vực phụ cận thuộc huyện Dầu Tiếng và huyện Bến Cát), sản phẩm du lịch chính gồm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thể thao cao cấp, các khu vực ưu tiên đầu tư là khu vực hồ Dầu Tiếng, khu vực ven sông Sài Gòn, khu vực hồ Cần Nôm); không gian phía Đông ( bao gồm khu vực dọc theo lưu vực sông Đồng Nai và Sông Bé thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo), sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch sinh thái với các loại hình du lịch sinh thái sông nước, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nghỉ cuối tuần, du lịch thể thao cao cấp. Ngoài ra, tỉnh còn phát triển các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh như tuyến du lịch theo quốc lộ 13; tuyến du lịch theo đường ĐT 741-742; tuyến du lịch theo đường Hồ Chí Minh; tuyến du lịch theo đường ĐT 744; tuyến du lịch theo đường ĐT 746-747 và các tuyến du lịch đường sông trên các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Bé…
Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=2099
Quay lên trên