Hội LHPN tỉnh vừa có báo cáo tổng kết, đánh giá 5 năm thực hiện Chỉ thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù”.
Bà Đoàn Thị Diệu Hiền, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh cho biết, năm nay Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động đợt thi đua đặc biệt với chủ đề “Làm theo Bác, thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo bền vững” nhằm thiết thực kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc. Mục đích chính của phong trào là nhằm phát huy nội lực của phụ nữ để giúp phụ nữ. Trên cơ sở đó, trong dịp 8-3 vừa qua, các cấp hội trong tỉnh đã phát động phong trào thi đua trong toàn thể hội viên phụ nữ. Chị Đinh Thị Huệ ở xã Bạch Đằng (Tân Uyên) đã có cuộc sống ổn định nhờ phong trào thi đua “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình”
(BDO) Sáng 14-5, Hội LHPN TP.TDM (Bình Dương) đã tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo Thành ủy TDM, Hội LHPN tỉnh với cán bộ chuyên trách Hội LHPN xã, phường.
Với phương châm hướng về cơ sở, thời gian qua, các cấp hội từ huyện đến cơ sở của Phú Giáo đã chỉ đạo và thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các phong trào thi đua và 6 nhiệm vụ trọng tâm của hội. Cụ thể, trong năm 2012, hội triển khai phong trào thi đua đến tận chi, tổ hội với nhiều hình thức hoạt động sôi nổi như: tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức cho PN được đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức, phong trào văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao được duy trì và phát triển mạnh. Công tác hỗ trợ PN phát triển kinh tế được triển khai đều khắp với các mô hình như: xây dựng tổ xoay vòng vốn, Tiếp sức cho PN nghèo, tấm lòng vàng… với tổng dư nợ hiện nay trên 38 tỷ đồng.
Sau 3 năm phát động cuộc vận động (CVĐ) “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” đã phát huy hiệu quả. Thông qua các hoạt động cụ thể, CVĐ đã tạo bước đột phá trong nhận thức, hành động của cán bộ, hội viên, phụ nữ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng gia đình; góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ “Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Kế thừa thành quả đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện CVĐ này; chúng tôi có cuộc phỏng vấn bà Trần Thị Mười Bảy, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh xoay quanh vấn đề trên. Câu lạc bộ Nữ doanh nhân Bình Dương tặng mái ấm tình thương cho gia đình bà Trần Lệ Thủy, ở ấp Cây Da, xã Thạnh Phước, Tân Uyên
Năm 2009, chị Bùi Thị Anh Thu được điều chuyển công tác từ Trung tâm Văn hóa sang Thư viện (TV) TX.Dĩ An. Những năm đầu mới về, TV còn ghép chung với Trung tâm Văn hóa, lại chưa được trang bị nhiều sách nên lượng độc giả khá ít; trung bình chỉ có khoảng từ 3 - 5 người/ngày. Chị luôn trăn trở, phải làm sao thu hút thật nhiều bạn đọc với nhiều đối tượng khác nhau đến TV. Khi TV được tách ra độc lập thì chị cũng mạnh dạn thay đổi nhằm lột xác cho TV. Việc đầu tiên chị làm là đổi giờ làm việc của TV. Chị nhận thấy, nếu TV mở cửa vào giờ hành chính thì lại trùng giờ làm việc với đối tượng độc giả trí thức. Vì thế, chị mạnh dạn xin lãnh đạo UBND TX.Dĩ An phê duyệt cho cơ quan đổi giờ làm buổi chiều sang làm từ 14 - 18 giờ, để sau giờ học, giờ làm đối tượng độc giả này có thể ghé vào TV. Cách làm này hiệu quả với số lượng người đến TV ngày càng nhiều hơn. Chị Thu tại Thư viện TX.Dĩ An
Bà Dương Thị Thùy Trang, Phó Chủ tịch Hội LHPN TX.Dĩ An cho biết: Mô hình “Gắn kết yêu thương” gồm 3 chương trình: nhà trọ tình thương, suất ăn nhân ái, giới thiệu việc làm cho chị em phụ nữ nhàn rỗi hoặc thất nghiệp… Thời gian qua, mô hình này đã thực sự phát huy hiệu quả, giúp nhiều chị em vượt qua khó khăn. Mẹ con chị Hoàng Thị Mỹ Thương đỡ vất vả hơn nhờ “Nhà trọ tình thương” của cô Phấn
(BDO) An Linh là một trong 2 xã nghèo nhất của huyện Phú Giáo (Bình Dương). Để giúp chị em vươn lên, thời gian qua, Hội LHPN xã An Linh đã có nhiều mô hình giúp chị em phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập.