Kỳ 2: Hướng đi cho phát triển du lịch làng nghề truyền thống
Du lịch (DL) làng nghề ở Bình Dương có tiềm năng phát triển lớn và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành DL tỉnh. Tuy nhiên, để tạo được hướng đi mang tính hiệu quả cao cho DL làng nghề truyền thống cần có những giải pháp hỗ trợ thiết thực từ nhiều phía…
Xây dựng tour kết hợp sẽ giúp du lịch làng nghề truyền thống phát triển. Trong ảnh: Du khách trong và ngoài nước tham quan vườn cây ăn trái tại xã An Sơn, TX.Thuận An Ảnh:B.MINH
Đào tạo nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng
Trong thời gian qua, hiệu quả trong phát triển làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là việc kết hợp giữa phát triển làng nghề với phát triển DL. Một trong những điều kiện giúp cho DL làng nghềtruyền thống phát huy được hiệu quảchính làviệc đào tạo nguồn nhân lực vàđầu tư cơ sở hạtầng. Nhưng thực trạng này vẫn chưa được khắc phục triệt để. Phần lớn các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đều gặp khó khăn vềcơ sởhạ tầng. Bên cạnh đó, tác phong làm DL của người dân thiếu chuyên nghiệp, nhiều nơi không bốtríđội ngũ nghệ nhân làm sản phẩm trình diễn, dịch vụphục vụkhách tham quan hạn chế…
Trong chuyến khảo sát các điểm DL sinh thái vàlàng nghềtại Bình Dương diễn ra vừa qua, PGS.TS Phitak Siriwong, Trưởng khoa Khoa học quản lý trường Đại học Silpakorn (Thái Lan) đã có những ý kiến đóng góp thiết thực cho việc phát triển DL làng nghềtại Bình Dương. Theo ông, đểphát huy tiềm năng DL làng nghềtruyền thống, Bình Dương cần có chính sách hỗ trợđầu tư cơ sở hạtầng, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Trong đó đặc biệt ưu tiên các làng nghềsản xuất hàng thủcông mỹ nghệ, các làng nghềgắn với điểm DL. Đồng thời, cũng cần dành một nguồn kinh phí nhất định đểđào tạo nâng cao tay nghềcho người lao động. Ngoài ra, cần tuyển chọn bồi dưỡng những lao động có tay nghềcao đểđào tạo họ sớm trở thành nghệnhân của làng nghề; khuyến khích các nghệnhân tại làng nghềtruyền thống mở lớp truyền nghề…
Hiện ngành văn hóa, thể thao và DL đang xây dựng kế hoạch để triển khai Đề án “Phát triển các sản phẩm đặc thù của Bình Dương” đến năm 2015 đã được UBND tỉnh thông qua, trong đó có phát triển DL làng nghề. Ngoài các làng nghề truyền thống điển hình như làng nghề gốm sứ ở Lái Thiêu, gốm Tân Phước Khánh còn có sơn mài, điêu khắc gỗ ở TP.Thủ Dầu Một... Song song đó, tỉnh còn tập trung đẩy mạnh phát triển DL sinh thái, DL nghỉ dưỡng cuối tuần và tham quan các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh...
Song song đó, cần ưu đãi đầu tư, hỗ trợđầu tư đối với các dự án trong lĩnh vực bảo tồn vàphát triển làng nghề. Hỗ trợkinh phí cho các cơ sở làng nghềvànghệnhân tham gia các hội chợtrong vàngoài nước, các cuộc thi sáng tạo sản phẩm thủcông; có cơ chếhỗ trợđầu tư đổi mới công nghệ, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; hỗ trợkinh phí đểxây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm làng nghềđối với một số sản phẩm có uy tín trên thị trường.
Một khi thực hiện điều này có hiệu quả, sẽ tạo ra bước đột phátrong xây dựng nông thôn mới. “Các sản phẩm từ các làng nghềtruyền thống được cải thiện sẽ thu hút khách đến làng nghềnhiều hơn. Điều này sẽ giúp làng nghềkhôi phục vàphát triển”, PGS.TS Phitak Siriwong cho biết thêm.
Tăng cường quảng bá, xây dựng tour - tuyến kết hợp
Bên cạnh các hình thức DL như: Văn hóa, lễhội, tham quan các di tích lịch sử, DL sinh thái, DL sông nước… thìDL làng nghềtại Bình Dương cũng đang dần được nhiều du khách trong nước cũng như quốc tếbiết đến. Tuy nhiên, đểphát huy hơn nữa tiềm năng vốn có của mình, DL làng nghềBình Dương cần phải được quảng bárộng rãi hơn nữa.
Hội thảo “Làng nghề và phát triển - Trao đổi kinh nghiệm với Bình Dương” được đánh giá là thiết thực, góp phần không nhỏ trong việc phát huy tiềm năng của du lịch làng nghề tại Bình Dương Ảnh: B.MINH
Thời gian qua, ngành DL tỉnh đã có nhiều động thái tích cực trong công tác này, cụ thểnhư: Tổ chức Festival Gốm sứ Việt Nam - Bình Dương năm 2010 lần thứ nhất; tổ chức các tour famtrip nhằm tiếp thu ý kiến đánh giá, góp ý khách quan của du khách vềvềưu, khuyết điểm của làng nghềtruyền thống; làm đĩa phim giới thiệu vềDL Bình Dương trong đó có các làng nghềtruyền thống; mở các gian hàng trưng bày các sản phẩm thủcông mỹ nghệtại các Ngày hội DL, Festival ở nhiều nơi… Mới đây nhất làLễhội “Lái Thiêu - Mùa trái chín” năm 2013 với hàng trăm gian hàng, với rất nhiều cơ sở sản xuất đồ thủcông mỹ nghệtham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm thu hút hàng chục ngàn người tham quan, mua sắm… Trong thời gian tới, ngành DL tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các công ty DL trong vàngoài tỉnh tổ chức những chuyến khảo sát DL trên địa bàn, nhằm tiếp thu ý kiến vàđểxây dựng các tour - tuyến DL kết hợp, trong đó có các điểm tham quan tại các làng nghềtruyền thống…
Giáo sư Ong Sen Huat, Chuyên gia Quản lý DL của trường Đại học Malaya (Malaysia):
Đừng nghĩ thay cho du khách, mà hãy tìm hiểu xem họ muốn gì. Một khi đã có sự chuẩn bị kỹ càng, sản phẩm DL sẽ được du khách đón nhận nồng nhiệt…
Tại hội thảo “Làng nghềvàphát triển - Trao đổi kinh nghiệm với Bình Dương”, Giáo sư Ong Sen Huat, chuyên gia Quản lý DL của trường Đại học Malaya (Malaysia) đã đánh giácao những nỗ lực của ngành DL tỉnh trong việc vực dậy DL làng nghềtruyền thống thời gian qua. Ông cũng đóng góp thêm, công tác quảng bálàphần vô cùng quan trọng trong việc phát huy tiềm năng của DL làng nghề. Chưa nói đến những việc lớn, ngay từ những khâu nhỏ nhất như lập website giới thiệu chung vềcác làng nghềtại địa phương, việc sáng tạo mẫu mã các sản phẩm dành cho khuyến mãi sao cho bắt mắt… cũng cần phải được đầu tư đúng mức…
BÌNH MINH - TRUNG NAM