Quy trình giải quyết tố cáo

Cập nhật: 08-10-2013 | 00:00:00

Kể từ ngày 15-11-2013, quy trình giải quyết tố cáo (TC) sẽ thực hiện theo quy định của Thông tư số 06/2013/ TT-TTCP do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành.

Tiếp nhận TC, kiểm tra điều kiện thụ lý TC

1. Sau khi tiếp nhận TC thuộc thẩm quyền, thì trong thời hạn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 của Luật TC, người giải quyết TC (NGQTC) phải tổ chức việc kiểm tra, xác minh về họ tên, địa chỉ của người TC và các nội dung khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Luật TC. Trong trường hợp người TC trực tiếp TC thì người tiếp nhận TC yêu cầu người TC nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân và lập Biên bản ghi nội dung TC trực tiếp.

2. Đối với TC thuộc các trường hợp không thụ lý giải quyết được quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Luật TC và người TC có yêu cầu thì NGQTC thông báo bằng văn bản cho người TC về việc không thụ lý giải quyết TC.

3. Đối với TC tiếp thuộc trường hợp không giải quyết lại được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 27 của Luật TC thì NGQTC thông báo bằng văn bản cho người TC, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan về việc không thụ lý giải quyết TC tiếp và đề nghị chấm dứt việc TC, việc xem xét, giải quyết TC nếu không có tình tiết mới.

4. Đối với TC đủ điều kiện để thụ lý giải quyết thì đơn vị chức năng hoặc người đã kiểm tra, xác minh các nội dung quy định tại Khoản 1 điều này lập Phiếu đề xuất để trình NGQTC xem xét, quyết định việc thụ lý giải quyết TC.

5. Trong trường hợp cần thiết, trước khi thụ lý giải quyết TC, NGQTC tổ chức làm việc trực tiếp với người TC để làm rõ nội dung TC và các vấn đề khác có liên quan.

6. Trong trường hợp nhiều người cùng TC bằng đơn quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 76/2012/NĐ-CP của Chính phủ thì việc kiểm tra họ tên, địa chỉ người TC, liên hệ với người TC, gửi thông báo thụ lý TC, thông báo kết quả giải quyết TC được thực hiện đối với người đại diện của người TC.

7. Trong quá trình giải quyết TC, nếu NGQTC, người được giao xác minh nội dung TC cần liên hệ hoặc làm việc trực tiếp với người TC thì phải lựa chọn phương thức liên hệ, bố trí thời gian, địa điểm làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật cho người TC.

 Tiếp nhận, xử lý TC tiếp và giải quyết lại TC

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được TC tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết TC xem xét, xử lý như sau: a) Trong trường hợp đã quá thời hạn giải quyết TC mà vụ việc chưa được giải quyết hoặc có nội dung TC chưa được giải quyết thì yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết TC phải giải quyết, đồng thời yêu cầu báo cáo rõ lý do về việc chưa giải quyết TC. b) Đối với TC đã được giải quyết đúng pháp luật nhưng có tình tiết mới chưa được phát hiện trong quá trình giải quyết TC có thể làm thay đổi kết quả giải quyết TC thì yêu cầu người đã giải quyết TC phải tiếp tục giải quyết TC đó theo thẩm quyền. c) Khi phát hiện một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật được quy định tại Khoản 2 điều này thì phải thụ lý, giải quyết lại TC đó. Trình tự, thủ tục giải quyết lại TC được thực hiện theo quy định tại thông tư này. d) Trong trường hợp TC tiếp không có tình tiết mới, không phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thì không thụ lý giải quyết, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người TC, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 thông tư này.

2. Dấu hiệu vi phạm pháp luật để thụ lý, giải quyết lại TC: a) Có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về trình tự, thủ tục giải quyết TC có thể làm thay đổi kết quả giải quyết TC. b) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận nội dung TC. c) Kết luận nội dung TC không phù hợp với những chứng cứ thu thập được. d) Việc xử lý người bị TC và các tổ chức, cá nhân liên quan không phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật đã được kết luận. đ) Có bằng chứng về việc người giải quyết TC hoặc người tiếp nhận TC, người xác minh nội dung TC đã làm sai lệch hồ sơ vụ việc. e) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của người bị TC nhưng chưa được phát hiện.

3. Các cơ quan thanh tra Nhà nước xem xét việc giải quyết TC do người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp đã giải quyết mà kết luận có một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật được quy định tại Khoản 2 điều này thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp xem xét, giải quyết lại TC đó. Trình tự, thủ tục giải quyết lại TC theo kiến nghị của cơ quan thanh tra Nhà nước được thực hiện theo quy định tại thông tư này.

QUY TRÌNH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=328
Quay lên trên