Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết: Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ởtrẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não... có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng. Bệnh sởi là một bệnh rất dễ lây lan, có khả năng gây dịch quy mô lớn. Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi chủ yếu là trẻ em (chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vắc xin sởi trước đây, đã tiêm vắc xin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch).
Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút rubella gây ra. Phần lớn bệnh thường ởmức độ nhẹ, thường gặp ở trẻ em và thanh niên. Bệnh rubella rất nguy hiểm đối với phụ nữ có thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ - là giai đoạn hình thành các bộ phận của thai nhi. Vi rút có thể qua hàng rào nhau thai, xâm nhập vào bào thai và tác động tới quá trình phát triển của bào thai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Hội chứng rubella bẩm sinh có thể gặp ở70 - 90% trẻ sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu mang thai. Những đứa trẻ sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu mang thai, có thể gặp những: di tật bẩm sinh, giảm thính lực, viêm não, tật đầu nhỏ và những dị tật ở mắt như: đục thủy tinh thể, glô-côm, rung giật nhãn cầu, nhãn cầu nhỏ... Ước tính, hàng năm tại Việt Nam có hàng ngàn trường hợp trẻ sinh ra mắc hội chứng rubella bẩm sinh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiệu quả bảo vệ của vắc xin sởi đạt hiệu quả bảo vệ 95% (tiêm 2 mũi cho trẻ lúc 9 và 18 tháng tuổi), vắc xin rubella đạt hiệu quả bảo vệ 95% khi tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi.
Vì thế, mục đích của chiến dịch triển khai vắc xin sởi -rubella nhằm chủ động tạo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ 1 - 14 tuổi là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh sởi, rubella. Tạo cơ hội có đáp ứng miễn dịch phòng bệnh sởi với trẻ chưa có miễn dịch với sởi do chưa tiêm chủng hoặc do chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi vắc xin sởi trước đó. Đây cũng là lần đầu tạo miễn dịch phòng bệnh rubella; đồng thời giảm nguồn lây nhiễm sang cho người khác; góp phần khống chế bền vững bệnh sởi, bệnh rubella, hội chứng rubella bẩm sinh, tiến tới loại trừ 2 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này trong thời gian ngắn; củng cố và nâng cao năng lực của hệthống tiêm chủng mở rộng về tổ chức, quản lý tiêm chủng an toàn và đạt tỷ lệcao; tăng cường phối hợp liên ngành và huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác tiêm chủng mởrộng; nâng cao nhận thưc của người dân và cộng đồng về lợi ích của tiêm chủng phòng bệnh.
HỒNG THUẬN (Ghi)