Sáng tác

Nhớ ngày nào, Thu còn bé tẹo, lẫm đẫm chạy theo cha ra đồng, nũng nịu đòi ông hái cho quả bứa chua lòm dọc mé sông. Quả bứa to đến nỗi bây giờ Thu còn cảm được, không thể nào bê lên, nó đẩy lăn cù cù trên đường. Cha nó cười sảng khoái bởi ông vừa thấy nó khôn ra, nhưng chẳng thể nào làm gì khác được vì vỏ bứa rất dày và cứng. Nó có đòi ăn thì ông cũng chẳng bổ ra cho nó, bởi bứa rất chua, chát và nhiều mủ. Rồi khi nó khóc vì không được cha nuông chiều, ông lại phải dỗ dành. Dỗ dành không được thì ông dùng roi. Cái roi có sức răn đe khủng khiếp, Thu thấy nó thì nín khóc tì tì.

Tổ quốc còn trong viên gạch Hoàng Sa

Mai mày về với người yêu trong tay / Hãy hôn dùm tao những nụ hôn đời lính / Hãy nói dùm tao trong phút giây trầm tĩnh / Rằng: cảm ơn nàng đã yêu lính biên cương (Gửi bạn bè làm xong nghĩa vụ, Phạm Sỹ Sáu)  Mai mày về bình yên trong giấc ngủ / Có nhớ bạn bè biên giới ướt sương đêm / Có nhớ tụi tao khao khát hôn lên mái tóc mềm / Của con gái một thời thương nhớ nhất...

“Con sang nhà bác ấy mượn cho mẹ cái cuốc nhé, hôm nay mẹ định làm vườn”. “Không, mẹ tự đi mà mượn. Bác ấy khó chịu lắm, con không thích đến nhà bác đâu. Nếu con nhất định phải đi thay mẹ, con sẽ mượn nhà khác”... Đó là cảnh một người mẹ nhờ đứa con mình chút chuyện nhưng đứa bé từ chối bởi không muốn gặp người... khó chịu, tức là không tỏ ra thân thiện với mọi người. Trẻ con thường chưa biết định kiến là gì nên chúng sẽ nhận định sự việc như nó vốn có. Thích nói thích và ghét thì nói ghét. Ai dễ thương đứa bé sẽ thân mật ngay. Nhưng nếu ai... khó ưa, chúng sẽ chẳng dám lại gần chứ đừng nói là bắt chuyện hay kết thân. Hẳn là chúng ta cũng từng gặp những chuyện tương tự như thế trong cuộc sống.

Khi đứa trẻ cuối cùng được mẹ đón về, trường mầm non tư thục Sơn Ca trở nên vắng lặng. Bà Nhung đi từ tầng trên xuống văn phòng. Giờ này chỉ còn cô Loan hiệu trưởng kiêm thủ quỹ kiêm kế toán cất vội xấp tiền học phí một phụ huynh mới đóng vào két sắt và đang chuẩn bị ra về.

Hôm qua chị Hai đi chợ mua về mấy ký ổi. Trái nào cũng trắng, đẹp và ăn thật mềm, thật giòn. Nhưng, ngoại thử một miếng xong, chê: “Nhạt quá! Chẳng như ổi nhà mình ngày xưa...”.

Mẹ Việt Nam anh hùng Quách Thị Lương Truyền, khi còn sống kể lại: Ngày con Trung, cô gái út tui hoạt động ở vùng này bị lộ - Nó còn nhỏ tuổi chưa dám nghĩ chuyện thoát ly. Tui biểu nó: Mày không hoạt động ở vùng này được nữa con à! Rồi tui sắm cho nó chiếc võng, tấm đắp và mấy bộ quần áo... Đợi chiều tối, tui dẫn nó vô cứ. Gặp mấy anh giải phóng, tui biểu: Má gửi em cho các con dìu dắt chớ để ở ngoài lỡ bị bắt không chịu nổi tra tấn, nó khai ra tổ chức thì mệt!

Tờ báo tường bị miểng cắt làm hai/ Đội phó chính trị một mình loay hoay ngồi dán/ Miếng cắt nhằm ngay bài thơ tải đạn/ Tác giả mới hy sinh trong trận đánh hồi chiều/ Nên bài thơ đành bỏ dỡ mấy câu (Tờ báo tường trên chốt tiền tiêu, Cao Vũ Huy Miên).

Tháng năm ồn ào những chùm hoa phượng đỏ, râm ran lời từ biệt của ngàn ve, đó cũng sự bịn rịn đáng yêu của các lớp học trò phải xa trường, xa lớp. Xa gia đình, người thân, bạn bè để lên thành phố, lên tỉnh dự thi vào các trường đại học. Ngôi trường huyện bé nhỏ thân yêu đã gắn bó với họ từ lớp 6 tới lớp 12, nghĩa là 7 năm dài đăng đẳng họ ngồi bên nhau, sẽ rời xa.

Cho tôi

Sẽ thật hạnh phúc nếu được sống trong cảm giác trọn vẹn của “một cõi đi về” bình yên thực sự, ở đó là tuổi thơ miên man với những ngây dại, những hồn nhiên trong sáng.  Ở miền ký ức ấy, khi ta đang đứng trước một cánh đồng lúa xanh ngát với những buổi chiều lon ton theo mẹ ra đồng về, với lũ bạn chạy theo con diều bay xa trên bầu trời, với những trò chơi đánh trận giả không bao giờ mỏi mệt... Những kỷ niệm ùa về như một dòng nước trong vắt làm dịu êm cả trái tim của người lớn đang dần cạn khô. 

Quay lên trên