Thời gian trôi đi sẽ xóa nhòa nhiều thứ nhưng những kỷ vật chiến tranh vẫn là chứng tích hùng hồn cho hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và cũng là minh chứng cho những hy sinh mất mát mà dân tộc ta từng phải gánh chịu…
Khoai lang nướng cho mùa se lạnh cuối năm ở đất miền Đông đang là kế mưu sinh của nhiều người. Chàng thanh niên tên Bùi Trung Việt tìm mua lại một chiếc xe ba gác cọc cạch, dọn sửa sạch sẽ, dùng một chiếc lồng sắt bỏ đi của quạt gió làm bếp sưởi, lấy mấy tấm bảng hiệu quảng cáo của các hãng thực phẩm có “slogan” rất kêu ốp quanh thành xe chắn gió, cộng với một bao tải nhỏ chứa khoai lang đỏ vỏ đỏ ruột, còn gọi là khoai “trà đỏ”, quạt lửa lên và lên đường, cuộc hành trình cơm áo giản dị mà ấm áp của Bùi Trung Việt bắt đầu. “Ông bà nói an cư mới lạc nghiệp. Tụi tui ở nhà mướn mấy chục năm nhưng vẫn... lạc nghiệp đây nè!” - chị bán nước mía trào lộng...
“Em có lo lắng gì không, đời tư của em có ảnh hưởng không khi chị đưa chuyện của em lên báo?”. “Không chị ạ, ngược lại em còn muốn nhiều bạn trẻ biết được chuyện không hay ho gì của em để tránh. Họ sẽ đỡ mất những năm tháng rất tươi đẹp của tuổi thanh xuân...”. Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu như thế...
Trong làng cờ tướng Việt Nam hiếm có kỳ thủ nào lại có hoàn cảnh đặc biệt như anh. Từ một bác tài xích lô, quen lăn lóc cùng bụi đường với gánh nặng cơm áo gạo tiền, ông đã “rũ mình” vươn lên trở thành kiện tướng quốc gia, một trong những tay cờ giỏi nhất Việt Nam. Đó là ông Trần Quốc Việt, thành viên của đội tuyển cờ tướng Bình Dương, người vẫn được người hâm mộ làng cờ gọi với mỹ danh là “Sát nhân vô ảnh” hay đơn giản là “Việt xích lô”...
Ở số 132/4 đường Ngô Quyền, P.Lái Thiêu, TX.Thuận An có một ngôi nhà dành cho 23 đứa trẻ khuyết tật. Đứa bị mù, đứa không có mắt, đứa khiếm thính. Có đứa thì thân hình cụt ngủn, chân tay teo tóp, co quắp lại... Những đứa trẻ này chịu tận cùng của nỗi đau nhưng họ đã vượt lên số phận để sống, để hòa nhập cộng đồng bằng chính nghị lực phi thường...
Từng rơi vào cơn bĩ cực, bị gãy cả hai tay, bản thân mù lòa, những tưởng cuộc đời đến đây là ngõ cụt, thôi thì phó mặc cho số mệnh. Và chính trong những ngày buồn tủi đó, ông đã tìm được lối ra cho mình - sáng tác thơ nhạc. Trong ngôi nhà nhỏ xinh xắn, khang trang ở phường An Thạnh (TX.Thuận An), nhạc sĩ khiếm thị Mai Minh Thiện (SN 1949) đã tâm sự về cuộc đời mình.
Những người quen thân với gia đình ông nói đùa rằng, với “nhân sự” hơn chục người của 3 thế hệ từ ông bà, cha mẹ, con cháu dâu rể như thế đủ để thành lập một ngôi trường. Ông bà chỉ cười nhưng ánh mắt lấp lánh tự hào khi con cháu biết theo nghề... truyền thống, vừa làm lương y vừa làm nhà giáo. Cuộc sống bình dị, an lành, không bon chen là điều ai cũng cảm nhận ở gia đình này nếu một lần đến chơi nhà...