Chuyện làm ăn

Ban đầu, Hà nuôi chừng 20 cặp bồ câu để giải trí. Sau đó, thấy việc nuôi bồ câu có hiệu quả kinh tế, anh đã chịu khó học hỏi sách vở, tham gia các lớp tập huấn ở địa phương, tham quan mô hình ở một số nơi như Củ Chi (TP.HCM), các gia đình nuôi bồ câu cảnh. Có kinh nghiệm, kiến thức, Hà bắt đầu nuôi bồ câu để bán. Trên diện tích đất hơn 400m2, Hà xây dựng nhà mái tole để làm trại nuôi. Sau 2 năm khởi nghiệp, số lượng bồ câu ngày càng tăng cao, đến nay Hà đã có 600 cặp bồ câu; ngoài bán bồ câu thịt, trại của anh còn cung cấp bồ câu giống ra thị trường. Hà cho biết: hiện tại trại của anh mỗi cặp bồ câu thịt có giá từ 70.000 - 100.000 đồng, bồ câu giống có giá từ 500.000 đồng trở lên/cặp. Với mức giá này, mỗi tháng trại của anh cho thu nhập hơn 20 triệu đồng, trừ chi phí anh còn lãi khoảng hơn 10 triệu đồng.

Hội Nông dân xã Thạnh Phước (Tân Uyên) được Huyện hội đánh giá là cơ sở có nhiều mô hình phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu.  Ông Nguyễn Văn Thanh (bìa trái) trao đổi kỹ thuật chăm sóc cây mai với bà con ở địa phương

Mô hình trồng sen lấy ngó, hiện đang được người dân các vùng đất trũng ưa chuộng, bởi quá trình trồng, chăm sóc dễ dàng và cho thu hoạch nhanh. So với trồng lúa, mô hình này cho thu nhập cao hơn.

Mới 24 tuổi nhưng chàng thanh niên Cao Văn Đoàn (ấp 9, xã An Linh, huyện Phú Giáo) đã trở thành ông chủ của một trang trại dế với số vốn đầu tư lên tới hàng tỷ đồng, cho thu nhập gần 2 tỷ đồng mỗi năm.    Cao Văn Đoàn với trang trại dế của mình.

 Nghe tiếng chim trĩ có giá từ lâu, anh Phạm Thanh Hùng (33 tuổi, ấp Phú Nghị, xã Hòa Lợi, Bến Cát) nung nấu ý định mở một trang trại. Vận may đã đến với gia đình anh khi đầu năm 2013, anh được bạn bè cho địa chỉ của trại cung cấp giống loài chim quý hiếm này. Sau nhiều ngày học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, anh Hùng đã mạnh dạn mang về 200 con chim trĩ con để gầy dựng trang trại của riêng mình.   Đàn chim trĩ sắp xuất chuồng của nhà anh Hùng

 Sinh ra ở quê lúa Thái Bình, năm 1977, anh vào bộ đội chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Năm 1988, anh rời quân ngũ với nhiều vết thương và được công nhận là thương binh hạng 4/4. Tuy nhiên, với ý chí của một quân nhân anh vẫn nuôi hy vọng vươn lên trong cuộc sống và anh đã chọn vùng đất Bình Dương để lập nghiệp.    Anh Vũ Văn Tuyền bên trại heo của gia đình

 “Ứng dụng lãnh đạo hành vi trong quản trị nhân sự hiện đại” là chủ đề của chương trình gặp gỡ doanh nhân tháng 9 do Hội Doanh nhân trẻ Bình Dương tổ chức. Chương trình do ông Ngô Đình Đức (ảnh), Tổng Giám đốc Công ty Giải pháp vốn nhân lực Le & Associates chủ trì và điều phối. Là chuyên gia tư vấn cao cấp, ông Đức đã chia sẻ những vấn đề mà lãnh đạo doanh nghiệp (DN) gặp phải, để từ đó có chiến lược lãnh đạo DN phát triển ổn định và hiệu quả.

Ông Đỗ Thanh Phong, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) trang trại hoa lan Bình Dương cho biết, hiện CLB đã ký kết được hợp đồng tiêu thụ hoa lan với các công ty ở TP.HCM, giúp các hội viên ổn định khâu tiêu thụ.

Hiện nay, huyện Dầu Tiếng có trên 500 trang trại, chủ yếu là trang trại trồng cao su, trong đó có 120 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong 120 trang trại chăn nuôi có 60 trang trại đạt các tiêu chí theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra tại Dầu Tiếng còn có 62 cơ sở chăn nuôi động vật hoang dã như cá sấu, kỳ đà, rắn, chim trĩ, chim yến… Trong những năm gần đây, các trang trại tại Dầu Tiếng có xu hướng tăng về số lượng; mô hình được đầu tư theo hướng công nghệ cao, tập trung khép kín; địa điểm đầu tư, xây dựng đúng quy hoạch và bảo đảm yếu tố môi trường.

Kinh tế trang trại (KTTT) đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của nông nghiệp nói riêng và tiến trình phát triển kinh tế tỉnh nhà nói chung. KTTT Bình Dương đang được định hướng tiếp tục phát triển theo hướng đầu tư công nghệ cao để hướng đến hiện đại, bền vững.

Quay lên trên