1. Ai cũng có thể nhiễm vi-rút Rota
Bệnh tiêu chảy do vi-rút Rota thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Tuy nhiên, kể cả người lớn đều có thể nhiễm vi-rút Rota - tác nhân gây bệnh TCC nặng thường gặp nhất.
Bệnh tiêu chảy cấp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các bé nhỏ
2. Chỉ cần 10 vi-rút Rota là có thể gây bệnh
Có đến 10 ngàn tỷ vi-rút Rota trong 1 ml dịch phân nhiễm bệnh trong khi chỉ cần tiếp xúc với khoảng 10 vi-rút là trẻ nhỏ đã có thể mắc bệnh TCC. Điều này có nghĩa là chúng ta không thể phát hiện tác nhân gây bệnh bằng mắt thường.
3. Vi-rút Rota tồn tại dai dẳng trong môi trường
Trong khi vi-rút HIV chỉ có thể sống được chừng 5 phút trong môi trường bên ngoài cơ thể người thì vi-rút Rota có thể sống một tuần trong dịch phân, nhiều ngày trên các bề mặt rắn (như đồ chơi, mặt bàn, tay vịn...) và nhiều giờ trên bàn tay. Trẻ nhỏ vốn thích khám phá và thường cho các vật cầm nắm vào miệng nên là đối tượng dễ bị TCC do vi-rút Rota.
4. Sạch cũng có thể nhiễm bệnh
Có thể chủ động phòng bệnh bằng vắc-xin
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nên cho trẻ từ 2 tháng tuổi uống dự phòng vắc-xin ngừa TCC do vi-rút Rota. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể “phòng bệnh từ xa” cho con bằng cách đến các cơ sở y tế, trung tâm y tế dự phòng quận, huyện hay bệnh viện sản nhi để được tư vấn về vắc-xin ngừa vi-rút Rota. Cách phòng bệnh chủ động này vừa giúp các bé có sức đề kháng với căn bệnh nguy hiểm nêu trên vừa tạo sự an tâm cho các bậc phụ huynh trong những ngày giáp tết.
Một đặc điểm khác đáng chú ý của vi-rút Rota là có sức đề kháng tốt với Clo - thành phần phổ biến của các chất tẩy rửa thông thường. Vì thế, ở những không gian sống trông sạch sẽ, thoáng mát vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ TCC do vi-rút Rota. Thực tế là kể cả ở những nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, tỷ lệ nhiễm vi-rút Rota vẫn khá cao.
5. Diễn tiến bệnh dồn dập
Chỉ cần 1/2 ngày, cũng có khi lên đến 4 ngày, sau khi bị lây nhiễm là bệnh đã có thể bộc phát. Trẻ thường bị nôn, sau đó là tiêu chảy và sốt. Trẻ nôn rất nhiều trong 2 - 3 ngày và giảm nôn khi chuyển sang giai đoạn đi tiêu phân lỏng. Trẻ có thể bị tiêu lỏng hơn 20 lần/ngày nên rất dễ bị mất nước và kiệt sức nên cần phải đưa đến bệnh viện kịp thời. Triệu chứng tiêu chảy ngày càng tăng trong khoảng 4 - 8 ngày, sau đó giảm dần nhưng vẫn có thể tiếp tục đến 2 tuần mặc dù bé đã có những biểu hiện phục hồi như chơi khỏe, đòi ăn trở lại...
Bệnh tiêu chảy cấp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các bé nhỏ
TRÚC LINH