Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh vừa có đợt tiếp xúc với cử tri các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Tại các buổi tiếp xúc này, bên cạnh các vấn đề dân sinh, nhiều ý kiến cử tri bày tỏ sự bức xúc trước tình hình bấp bênh của giá nông sản, mà đặc biệt là giá mủ cao su hiện đang xuống quá thấp!
Hầu hết cử tri tại các huyện Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên đều bày tỏ sự thất vọng trước tình hình giá mủ cao su giảm quá sâu. Theo trình bày của nhiều cử tri, hiện giá mủ cao su đã xuống tới đáy, thu nhập từ mủ cao su không đủ bù đắp chi phí bỏ ra, người trồng cao su đang đứng trước nguy cơ bỏ vườn, nghỉ cạo!
Quan sát giá cả thị trường cho thấy, sau khi đạt ngưỡng khoảng 25.000 đồng/ kg mủ tươi vào giữa năm 2012, thì từ đầu năm 2013 đến nay, giá mủ cao su bán tại vườn liên tục sụt giảm. Nếu giá bán bình quân trong tháng 8-2014 vẫn còn giữ ở mức 400 đồng/1 độ (tương đương khoảng 12.000 đồng/kg), thì bước vào đầu tháng 10-2014, giá mủ cao su tươi bán tại vườn chỉ còn khoảng 240 đồng/1 độ(tương đương khoảng 5.500 - 6.000 đồng/kg). Đây làthời điểm giámủcao su xuống thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Do thu không đủ bù chi, nên một số chủ vườn quyết định đóng miệng cạo cho cây nghỉ ngơi chờ giá.
Không riêng cao su, ngoài giá hạt tiêu đang ở mức cao thì từ đầu năm đến nay hầu hết các loại nông sản đều đồng loạt rớt giá. Nhìn vào bảng giá các loại nông sản, hàng loạt các mặt hàng từ trái cây, rau củ quả đều giảm giá so với cùng kỳ năm trước. Mở đầu là người trồng dưa hấu và trái vải thiều “khóc đứng, khóc ngồi” vì không những giá rớt thê thảm mà còn không có đầu ra phải đổ bỏ! Kế đến là nông dân Bình Thuận “khóc ròng” khi phải đem trái thanh long… cho bò ăn! Còn hiện tại, nhà vườn Đà Lạt và các huyện ở tỉnh Lâm Đồng đang điêu đứng vì giá trái hồng và rau, quả đã xuống tới mức kỷ lục. Cùng chung số phận với nông dân các tỉnh, nông dân Bình Dương nói riêng và các tỉnh miền Đông Nam bộnói chung cũng đang than trời vì giá mủ cao su giảm sâu!
Trước tình hình trên, cử tri kiến nghị đại biểu Quốc hội ghi nhận những khó khăn của nông dân đểđề xuất với Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng sớm tìm ra giải pháp giải quyết đầu ra cho nông sản các loại. Nhiều cử tri cho rằng, các bộngành Trung ương cần nhanh chóng xúc tiến, tìm kiếm thị trường cho nông sản Việt Nam, tránh lệ thuộc vào một thị trường như lâu nay, đểnông dân ổn định sản xuất làm ra của cải cho xã hội. Giá cả đầu ra của nông sản phải được tính toán hợp lý trên cơ sở nông dân phải có lãi đểhạn chế tình trạng chặt cây này, trồng cây khác khi giá nông sản “nhảy múa” theo chiều hướng bất lợi đối với nông dân.
Thiết nghĩ đây là những đề xuất chính đáng. Các đại biểu dân cử cần ghi nhận và kịp thời đề xuất với Chính phủ đểhạn chế cái vòng lẩn quẩn “trồng chặt, chặt trồng” mà nông dân đã và đang thực hiện khi giá nông sản trồi sụt thất thường.
LÊ QUANG