Dấu xưa yên bình tại những ngôi đình trên đất Tân Uyên

Cập nhật: 18-11-2022 | 05:36:32

 TX.Tân Uyên là đa phương có nhiu đình miếu và hin có 5 di tích đình thn đưc công nhn là di tích cp tnh. Cây đa, mái đình t xưa đã tr thành biu tưng ca làng quê Vit. Đình là nơi lưu gi hn quê. Nơi đây không ch là nơi sinh hot tín ngưng mà còn là nơi hi hp, hot đng cng đng ca cư dân.

 Đình Nhựt Thạnh trên đất cù lao Thạnh Hội

 Cha đựng nhigiá tr lch s, văn hóa

Trong số 5 di tích đình thần ở Tân Uyên đã được công nhận là di tích cấp tỉnh, có 2 ngôi đình trên đất cù lao Thạnh Hội và Bạch Đằng. Ở cù lao Thạnh Hội có ngôi đình cổ trên 170 năm, đó là đình Nhựt Thạnh, còn được gọi là Nhựt Thạnh cổ miếu tọa lạc tại ấp Nhựt Thạnh. Còn trên cù lao Bạch Đằng có ngôi đình Tân Trạch độc đáo.

Đình Nhựt Thạnh thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh được vua Tự Đức ban tặng sắc phong vào năm Tự Đức thứ năm (1852) nhằm công nhận ngôi đình và phong tước hiệu cho thần Thành Hoàng. Ngoài việc là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng, trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, đình còn là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, hoạt động đấu tranh yêu nước của nhân dân trong vùng. Ngôi đình có kiến trúc kết hợp giữa ngôi nhà ba gian và nhà tứ trụ, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch tàu. Chánh điện đình gồm hai ngôi nhà: Một ngôi nhà ba gian phía trước, một ngôi nhà tứ trụ được sắp liền kề, giàn khung rường hoàn toàn bằng gỗ, tường bao quanh được xây bằng gạch. Mặt tiền trang trí nhiều hình ảnh đẹp như rồng, hổ… và được cẩn nhiều dĩa gốm cổ tạo nên vẻ đẹp độc đáo, cổ kính của ngôi đình. Ngày 27-12-2019, đình Nhựt Thạnh được UBND tỉnh xếp hạng là di tích cấp tỉnh.

Xã Bạch Đằng đang xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu lồng ghép làng thông minh nhằm phát triển nông thôn mới bền vững, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Bên cạnh đó, địa phương đặc biệt quan tâm phát triển những đặc sản, gìn giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống địa phương. Đặc biệt, Bạch Đằng là địa phương duy nhất của tỉnh có đến 6 ngôi đình. Trong đó, đình Tân Trạch được công nhận di tích cấp tỉnh là một trong những địa chỉ được bảo tồn và phát huy.

Giá trị độc đáo chung của 2 ngôi đình cổ Tân Trạch và Nhựt Thạnh là đều được vua Tự Đức ban tặng sắc phong. Vì là đình cổ nên chất liệu xây dựng của 2 ngôi đình đều là những loại gỗ quý với lối kiến trúc đa dạng, truyền thống. Nét độc đáo khác, 2 ngôi đình đều nằm trên vùng đất yên bình của 2 cù lao giữa mênh mông sông nước. Ngoài giá trị văn hóa, tín ngưỡng chung của cả nước, nhiều ngôi đình ở Tân Uyên còn mang đậm dấu ấn lịch sử mà đình Tân Trạch, Nhựt Thạnh là những minh chứng cụ thể. Trong chiến tranh, đình còn là cơ sở của cách mạng, nơi nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ. Việc bảo tồn và phát huy giá trị thiết chế văn hóa từ 2 ngôi đình Tân Trạch và Nhựt Thạnh sẽ góp phần không nhỏ vào phát triển du lịch Tân Uyên.

Gìn gi và phát huy

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Tấn Phát, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TX.Tân Uyên, cho biết ngoài 2 ngôi đình trên đất cù lao, Tân Uyên còn những ngôi đình khác mà du khách không thể bỏ qua bởi kiến trúc đẹp, cũng như ý nghĩa về văn hóa tín ngưỡng. Mặt khác, viếng thăm các đình thần trên đất Tân Uyên, khách thập phương còn có thể kết hợp với tham quan du lịch. Ở phường Tân Phước Khánh có đình Bưng Cù hay còn được gọi là Miếu Ông Cù. Đình thần Bưng Cù được xây dựng từ thời vua Minh Mạng cách đây hơn 200 năm. Nơi đây hiện còn lưu giữ được Sắc Thần do vua Tự Đức công nhận từ năm 1852. Đây cũng là nơi diễn ra Lễ hội Kỳ Yên được tổ chức mỗi năm một lần.

Với ý nghĩa tìm hiểu di tích  lịch sử kết hợp với tham quan, rời đình Bưng Cù, khách tham quan không thể bỏ qua cơ sở mây tre lá Thành Lộc cũng trên địa bàn phường Tân Phước Khánh. Du khách không khỏi trầm trồ khi được chứng kiến những sản phẩm thủ công đan lát độc đáo đậm chất làng quê được làm nên bởi bàn tay khéo léo, đầy tính sáng tạo của những người thợ nơi đây. Tân Phước Khánh thực sự là một điểm du khách nên dừng chân, bởi đây là địa phương được mệnh danh là làng gốm xưa. Đến với cơ sở sản xuất gốm xưa Tuyền Phát, khách tham quan có thể hiểu hơn về nghề gốm xưa và trải nghiệm làm gốm thực tế. Thời gian qua, cơ sở gốm xưa Tuyền Phát đã trở thành một trong những điểm đến được ngành du lịch tỉnh, TX.Tân Uyên chọn để giới thiệu về nghề gốm của địa phương với du khách gần xa.

Có thể nói, đến với các đình thần ở TX.Tân Uyên, du khách sẽ có cơ hội khám phá thêm các địa điểm di tích lịch sử, văn hóa khác của địa phương. Đến thăm đình Dư Khánh ở phường Thạnh Phước, du khách sẽ có dịp được tìm hiểu về tháp canh cầu Bà Kiên trên địa bàn phường. Tại nơi đây, đêm 18 rạng sáng ngày 19-3-1948 đã ghi dấu chiến tích lịch sử. Chiến thắng tháp canh cầu Bà Kiên mãi là niềm tự hào của bao thế hệ người con quê hương Tân Uyên và đã đi vào lịch sử của dân tộc…

“Thời gian qua, Phòng Văn hóa - Thông tin TX.Tân Uyên đã tổ chức các chương trình về nguồn tại các đình thần, các di tích lịch sử ở địa phương cũng như tiếp đón các đoàn khách trong và ngoài thị xã đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu về di tích. Các hoạt động này đã góp phần giáo dục truyền thống về nguồn gốc, ý nghĩa của di tích. Bên cạnh đó, Tân Uyên còn kết nối các điểm tham quan tại các di tích trên địa bàn thị xã với các tuyến du lịch, đưa các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thị xã vào chương trình tham quan và học tập”.

(Ông Nguyễn Tấn Phát, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TX.Tân Uyên)

 HỒNG THÁI  

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên