Sáng qua (26-9), Tỉnh ủy đã tổ chức buổi gặp gỡ và đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp (DN) và cán bộ công đoàn. Tham dự buổi gặp gỡ có ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, cùng 25 DN và 25 công đoàn cơ sở (CĐCS).
Vừa sản xuất vừa chống dịch
Đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của các DN gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần vượt khó, biến thách thức thành cơ hội, cộng đồng DN trong tỉnh đãduy trì được SXKD, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động (NLĐ). Hầu hết các DN đã nhanh chóng chuyển hướng đi mới, thực hiện nhiều giải pháp để duy trì hoạt động SXKD, như đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử; chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ chủ lực; tích cực tìm kiếm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Tuy nhiên, do dịch bệnh kéo dài đã gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các DN khi đối mặt nguy cơ gián đoạn chuỗi giá trị, đứt gãy chuỗi cung ứng, không vận chuyển được hàng, thiếu lao động, các nhà máy phải giảm công suất; bên cạnh đó là khó khăn về chi phí sản xuất tăng cao, chủ yếu do giá một số nguyên vật liệu đầu vào tăng cao; phát sinh nhiều chi phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Một số DN không phát sinh doanh thu trong khi đó vẫn phải chi trả các khoản chi phí cố định.
Bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao hỗ trợ “3 tại chỗ” cho người lao động tại DN
Ông Nguyễn Minh Hải, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sonova Việt Nam (Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore I), cho biết công ty hiện đang áp dụng mô hình sản xuất “1 cung đường, 2 địa điểm” với hơn 800 NLĐ làm việc hơn 2 tháng nay. Ông Hải kiến nghị lãnh đạo tỉnh: “Với chủ trương mở dần hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”, tỉnh cần có chỉđạo, hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp khi công ty có ca lây nhiễm Covid-19 ở nhà máy, khoanh vùng gọn nhất và chỉ phong tỏa khu vực xưởng sản xuất có ca mắc bệnh để dập dịch, không phong tỏa cả công ty để hoạt động sản xuất không bị gián đoạn, ngưng hoạt động”. Còn đại diện Công ty TNHH Ampacs International (Khu công nghiệp Bàu Bàng), cho biết công ty cũng đang duy trì hoạt động sản xuất “3 tại chỗ”, việc tổ chức xét nghiệm nhanh cho NLĐ định kỳ trong tuần rất tốn kém. Do vậy, vị đại diện DN này, kiến nghị: “Tỉnh xem xét cho phép DN tự xét nghiệm Covid-19 cho NLĐ để giảm chi phí cho DN…”.
Đại diện một số DN cũng nêu một sốkhó khăn và đề xuất kiến nghị: Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, DN gặp khó khăn trong hoạt động SXKD nhiều tháng nay, ảnh hưởng đến doanh thu. Tỉnh xem xét, kiến nghịđểcó chính sách hỗ trợ DN miễn giảm thuế, tiền thuê nhà đất... đồng thời có thêm chính sách hỗ trợ lao động nữ nuôi con nhỏ gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19…
Chi hỗ trợ 150 tỷ đồng cho “3 tại chỗ”
Ông Nguyễn Đình Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh, cho biết đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến khó lường đã ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, đời sống của đoàn viên công đoàn, NLĐ trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 150.000 NLĐ phải giảm đóng bảo hiểm xã hội do chấm dứt hợp đồng lao động, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉviệc không lương và 790.000 lao động phải ngừng việc. Đời sống NLĐ gặp nhiều khó khăn vì giảm thu nhập, thiếu lương thực, thực phẩm… Thấu hiểu được những khó khăn này, tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho SXKD, bảo đảm an sinh xã hội; hỗ trợ, hướng dẫn các DN thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng một số chính sách hỗ trợ đặc thù của tỉnh, như: Hỗ trợ tiền nhà trọ (300.000 đồng/người) và lương thực thực phẩm cho công nhân ở trọ (500.000 đồng/người); tập trung triển khai các giải pháp duy trì, phục hồi SXKD thông qua các chính sách hỗ trợ DN theo Nghị quyết 105 của Chính phủ về hỗ trợ DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Riêng các chính sách hỗ trợ của tổ chức Công đoàn tỉnh, từ ngay khi đợt dịch bệnh thứ4 bùng phát, với tinh thần sát cánh, chia sẻ khó khăn với đoàn viên công đoàn và NLĐ, Công đoàn Bình Dương đã tích cực, đồng hành cùng các cấp, các ngành chia sẻ khó khăn với DN và tập trung chăm lo, hỗ trợ và bảo vệ đoàn viên, NLĐ với 253.386 NLĐ thụ hưởng, tổng kinh phí 252 tỷ đồng. Trong đó, LĐLĐ tỉnh đã sử dụng tài chính công đoàn tích lũy để hỗ trợ đoàn viên, NLĐ thông qua việc đóng góp chung vào gói hỗ trợ của tỉnh với kinh phí là 65 tỷ đồng; thực hiện miễn đóng đoàn phí đối với đoàn viên có mức lương thấp; lùi đóng kinh phí với các DN gặp khó khăn; chi hỗ trợ đoàn viên, NLĐ và lực lượng tuyến đầu chống dịch, tổng số tiền hơn 1,5 tỷ đồng với trên 1 triệu lượt đoàn viên, NLĐ thụ hưởng.
Bên cạnh đó, nhiều chính sách được tổ chức công đoàn ban hành, như: Hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, NLĐ trong khu cách ly, phong tỏa, F1, F0, tử vong, tối đa từ 500.000 đồng đến 3 triệu đồng; hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng, tăng cường chất lượng bữa ăn cho y, bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện với mức 1 triệu đồng/ người… Đến nay, các cấp công đoàn trong tỉnh đã chi với số tiền 42 tỷ đồng. Đặc biệt, nhằm chia sẻ khó khăn với DN khi thực hiện “3 tại chỗ”, LĐLĐ tỉnh đã chi hỗ trợ bữa ăn cho NLĐ tham gia “3 tại chỗ” với số tiền 1 triệu đồng/người. Tính đến nay, Công đoàn Bình Dương đã hỗ trợ tại 1.637 DN “3 tại chỗ”, với tổng số tiền gần 150 tỷ đồng. Ngoài ra, các cấp công đoàn đã kịp thời thăm hỏi, động viên và chia sẻ khó khăn đối với các gia đình NLĐ đang cách ly, điều trị và có người thân tử vong do Covid-19; thăm và hỗ trợ việc học tập cho con em công nhân khó khăn…
Sau khi lắng nghe những ý kiến đề xuất, kiến nghị của DN và cán bộ công đoàn, lãnh đạo tỉnh đã ghi nhận, trả lời và giải thích cụ thể từng nội dung. Liên quan đến ý kiến của các DN, cán bộ CĐCS tại buổi gặp gỡ về hỗtrợ chính sách cho lao động nữmang thai cóhoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, cho biết LĐLĐ tỉnh đã gửi kiến nghị với Tổng LĐLĐ Việt Nam sớm ban hành thêm chính sách hỗ trợ lao động nữmang thai bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đồng thời, LĐLĐ tỉnh cũng xin thêm gói hỗ trợ 40 tỷđồng để tiếp tục hỗ trợ nhu yếu phẩm đến đoàn viên, NLĐ khó khăn. Thời gian tới, các cán bộ CĐCS tiếp tục nắm bắt tình hình DN, NLĐ đểcó kiến nghị cũng như đề xuất tháo gỡ kịp thời.
Ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Phó Trưởng ban Chỉđạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, cho biết qua buổi gặp gỡ này, lãnh đạo tỉnh mong muốn được lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của cộng đồng DN và tâm tư của NLĐ thông qua phản ánh của tổ chức công đoàn để đánh giá thực chất, khách quan, toàn diện những khó khăn, thách thức của DN và NLĐ. Từ đó, tỉnh tiếp tục có các giải pháp tháo gỡ cụ thể, thiết thực, hiệu quả trong tình hình cấp bách hiện nay cũng như lâu dài. Tại buổi gặp gỡ, ông Nguyễn Hoàng Thao cũng bày tỏmong muốn các DN và NLĐ tiếp tục nêu cao tinh thần phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới.
ĐỖ TRỌNG