Phục dựng táng thức ngôi mộ trống lúc mới phát hiện tại di tích khảo cổ Phú Chánh
Nan tre đặt dưới đáy mộ trống tại di tích khảo cổ Phú Chánh
Trong quá trình khai quật các di tích khảo cổ học cho thấy mỗi thời kỳ, mỗi vùng miền có những nét chung nhưng đồng thời cũng có những đặc trưng riêng biệt về hình thức táng tục, làm nên sự đa dạng văn hóa tộc người trên đất nước ta, như mộhuyệt đất ở Thiệu Dương, Đông Sơn, Núi Lấp, QuỳChữ; loại mộvò ở Làng Vạc, QuỳChữ; mộquan tài hình thuyền bằng thân cây khoét rỗng ở Việt Khê, Châu Can. Ở khu vực miền Trung nước ta, cư dân thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã sử dụng những chum gốm cókích thước lớn để chôn người chết; ở miền Đông Nam bộcũng phát hiện dày đặc các mộvò như ở Giồng Phệt, Giồng CáVồ(TP.HồChíMinh), Phú Hòa, Dầu Giây, Suối Chồn (Đồng Nai).
Thành tựu nghiên cứu khảo cổ học trong nhiều thập kỷ qua đãcho thấy cư dân Bình Dương thời tiền - sơ sửcó nhiều hình thức mai táng phong phú, có những nét gần gũi với phong tục tập quán của các cư dân khác trong khu vực nhưng cũng có những nét độc đáo mới lạ chỉ phát hiện được ởPhúChánh, Bình Dương.
Di tích PhúChánh là khu mộ táng đầu tiên phát hiện được trống đồng trong di tích khảo cổ với sốlượng nhiều nhất ởNam bộ, cùng với táng tục mới trong phong cách mai táng của các cộng đồng cư dân cổ trên địa bàn Bình Dương. Đây là khu di tích có giá trị đặc biệt trong tiến trình nghiên cứu lịch sửcác nền văn hóa cổ vào thời kỳ đồ sắt ởNam bộ có niên đại từ 1.800 đến 2.000 năm cách ngày nay.
Mộ chum gỗ được phát hiện tại di tích khảo cổ Phú Chánh
Ởgiai đoạn này, đặc trưng mộ táng có sự thay đổi nhất định. Nếu trước đây đãphát hiện được các loại mộ huyệt đất ởdi tích Cù Lao Rùa, Dốc Chùa (Bình Dương), mộ vòởdi tích PhúHòa (Đồng Nai), Giồng Phệt (TP.Hồ Chí Minh), Giồng Lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu)… thì ởdi tích PhúChánh (Bình Dương) phát hiện được những mộ hình chum bằng gỗ có nắp đậy là chiếc trống đồng, đây là một loại hình mới lạ và lần đầu thấy trống đồng làm nắp đậy trên chum gỗ làm thành “áo quan”. Qua tư liệu khai quật cho chúng ta thấy di tích PhúChánh có thểhệ thống thành năm dạng táng thức người cổ: Chum gỗ có nắp là trống đồng; trống đồng và cọc gỗ cắm xung quanh tạo thành một vòng tròn tượng trưng cho chum gỗ; loại huyệt vòng tròn dạng chum gỗ nện chặt đất xung quanh, ken dày xác cau ởthành mộ, đáy phủ kín thảo mộc và lót vải; loại huyệt vòng tròn dạng chum gỗ đan những giỏ tre có hình chum đặt xuống và đặt đồ tùy táng vào tâm mộ và lấp lại; loại huyệt mộ có dạng chum tròn chỉ được nện chặt đất xung quanh.
Dù phân thành nhiều loại nhưng tất cả loại hình mộ đều xoay quanh cấu trúc dạng chum. Đây là những táng thức mới, quy tụ các nền văn hóa đãcó từ trong truyền thống phát triển của những cộng đồng cư dân cổ trên đất nước ta. Dùng chất liệu gỗ đểlàm quan tài có nguồn cảm hứng từ truyền thống Việt Khê - Châu Can nhưng khác về cấu hình; hình thuyền và hình chum. Dạng hình chum mang dấu ấn của loại chum hình trụ có từ những cộng đồng cư dân ven biển miền Trung Việt Nam và dùng trống đồng hoặc nồi gốm loại lớn làm nắp, có thểcó dáng dấp của loại nắp hình trụ đặt trên các chum của văn hóa Sa Huỳnh hoặc các nồi vòúp nhau trong di tích Quỳnh Chữ, Làng Vạc văn hóa Đông Sơn.
Việc chôn cất người chết trong các chum gỗ là một nét độc đáo trong văn hóa của cư dân PhúChánh xưa mà cho tới nay chưa phát hiện được ởViệt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Loại hình chum gỗ quả thật cho đến nay, qua nghiên cứu nhiều vùng dân tộc ít người ởmiền Nam nước ta chưa gặp một tộc người nào còn bảo lưu hoặc sửdụng chum gỗ. Và điều đặc biệt là dùng trống đồng làm nắp đậy cho chum gỗ. Chính vì thếcác nhà khoa học cho rằng đây là khu mộ của các gia đình giàu có, có địa vị trong xãhội lúc bấy giờ. Các hiện vật chôn theo cũng rất phong phúvề loại hình, đó là các công cụ dệt vải, đồ gốm, đồ đồng… Đây có thểlà những vật dụng gắn liền với cuộc sống thường nhật của họ. Việc xuất hiện nhiều vỏ quả cau trong mộ có nhiều giả thiết cho rằng có thểtục ăn trầu cau của các dân tộc ởĐông Dương có từ lúc này. Ngoài ra, ởđây còn phát hiện gương đồng tứ nhủ, tứ ly thuộc thời Hán (Trung Quốc), điều này chứng tỏ cư dân cổ PhúChánh lúc bấy giờ đãcó sự giao lưu văn hóa rộng rãi.
Thông qua các hiện vật và mộ táng cho thấy cư dân PhúChánh xưa đãcó một cuộc sống ổn định và khá phát triển. Chum gỗ là loại chum dùng đểchôn người chết, một loại hình mộ táng có nhiều mối quan hệ về mặt văn hóa với các cư dân cổ phía Nam. Việc dùng trống đồng úp lên chum gỗ là một nét văn hóa độc đáo, khác biệt của di tích PhúChánh so với các di tích khác trong khu vực. Có thểnói di tích PhúChánh có nội hàm vật chất phong phú, đa dạng, biểu hiện cao nhất sự hội nhập giữa văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Đông Sơn vào giai đoạn cuối của văn hóa tiền sửĐông Nam bộ trên cả hai lĩnh vực văn hóa vật chất và và văn hóa tinh thần.
Bài, ảnh: HIỀN LAN